Trẻ em có nên tập máy chạy bộ không? LƯU Ý khi sử dụng
Việc rèn luyện sức khỏe với máy đi bộ tại nhà không còn quá xa lạ đối với những người trưởng thành. Vậy trẻ em có nên tập máy chạy bộ không? Cách chạy như thế nào là hợp lý? Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ luyện tập trên máy chạy? Tất cả sẽ được Okachi giải đáp ở nội dung sau đây
1. Trẻ em có nên tập máy chạy bộ không?
Hoạt động luyện tập trên máy đi bộ đối với trẻ em luôn được ủng hộ và khuyến khích vì nó mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và giúp trẻ phát triển toàn diện. Việc tập luyện này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, đốt calo thừa duy trì vóc dáng tránh nguy cơ béo phì, giảm căng thẳng cho trẻ sau một ngày học tập mệt mỏi.
Việc hoạt động thể chất này còn giúp tạo thói quen rèn luyện sức khỏe cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tránh tình trạng trẻ dành nhiều thời gian để xem điện thoại, tivi, lười vận động. Tuy nhiên việc tập luyện này của trẻ phải có sự giám sát, giám hộ của cha mẹ, người lớn.
2. Lợi ích khi trẻ em tập luyện máy chạy bộ
Một số lợi ích khi trẻ em sử dụng máy tập chạy bộ thường xuyên:
2.1. Phát triển khả năng nhận thức
Khi chạy bộ sẽ thì tim sẽ đập nhanh làm tăng cường lưu lượng máu lên não, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh. Điều này giúp tăng khả năng khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy.
2.2. Tăng mức năng lượng cho trẻ
Với việc tập luyện máy tập chạy tại nhà sẽ giúp cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra thêm nhiều năng lượng, cùng với đó giúp tăng khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể làm cho trẻ phản xạ nhanh hơn và cũng như tràn đầy năng lượng để hoạt động trong ngày.
2.3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Đối với việc hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ em tiêu hao năng lượng thừa làm cơ thể mệt mỏi vừa đủ từ đó tạo điều kiện để có một giấc ngủ ngon và chất lượng, tái tạo lại năng lượng cho ngày mới.
2.4. Giảm nguy cơ thừa cân
Hoạt động chạy bộ là một bài tập đốt calo hiệu quả, giúp ngăn ngừa tình trạng mở thừa và giảm nguy cơ gây nên béo phì. Điều này rất phù hợp với các trẻ em thường có thói quen ăn vặt và có chế độ ăn uống không hợp lý sẽ giữ được vóc dáng cân đối và khỏe mạnh.
2.5. Tăng cường sức khỏe hệ xương khớp
Theo một số nghiên cứu mà tạp chí Y học Thể thao của Hoa Kỳ đã đăng tải về lợi ích của việc vận động thể thao trong đó có chạy bộ có thể giúp cải thiện mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở tuổi già.
Ngoài ra việc chạy bộ còn có lợi ích cộng hưởng giúp cho trẻ em có thể phát triển chiều cao một cách nhanh chóng.
2.6. Giảm căng thẳng (stress)
Khi thực hiện chạy bộ trên máy hoặc ngoài trời sẽ giúp giải phóng endorphin hay còn gọi là hormone hạnh phúc, từ đó giúp trẻ cải thiện tâm trạng cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thư giãn hơn.
2.7. Cải thiện hô hấp và tim mạch
Chạy bộ trên máy là một hoạt động tuyệt vời giúp trẻ tăng cường sức khỏe hô hấp và tim mạch thông qua việc khi chạy, trẻ sẽ phải hít thở sâu và mạnh hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Điều này góp phần làm tim đập khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu và rèn luyện phổi, giảm nguy cơ mắc phải các tình trạng về tim mạch và hô hấp
2.8. Phát triển trí não và hệ miễn dịch
Như đã biết, chạy bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến não, kích thích và sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh từ đó giúp cải thiện khả năng nhận thức và tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ em chống lại bệnh tật.
3. Cường độ luyện tập máy chạy phù hợp với trẻ
Việc trẻ em có nên tập luyện máy chạy bộ không đã được giải đáp. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn thì trẻ em nên luyện tập với cường độ hợp lý, cụ thể:
Đối với trẻ em từ 3 - 5 tuổi: Chỉ nên tập chạy nhẹ nhàng 10 - 15 phút, đặc biệt là tốc độ nên chỉ giữ ở mức 4 - 5 km/h để có thể kiểm soát an toàn nhất. Nên phối hợp với các hoạt động khác để cho trẻ làm quen. Trong quá trình luyện tập, người giám hộ hoặc cha mẹ có thể phải giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng trẻ bấm các nút bật chế độ như tăng tốc độ, độ dốc.
Đối với trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Có thể tăng tốc độ chạy lên mức vừa phải tuy nhiên không nên quá mức 6 km/h, nên sử dụng các thiết bị bảo hộ như khóa an toàn máy chạy bộ.
Đối với trẻ em ở tuổi dậy thì: Trẻ có thể tăng cường sức mạnh, tăng cường độ luyện tập hơn để phát triển thể hình, cơ bắp. Tuy nhiên cha mẹ cũng phải theo dõi để đưa ra thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng tập quá sức.
4. Rủi ro tiềm ẩn khi cho trẻ tập máy chạy bộ
Mặc dù hoạt động chạy bộ trên máy với trẻ em là một bài tập luôn được khuyến nghị, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn như:
4.1. Không theo kịp tốc độ trên máy chạy
Đây là một lỗi khá phổ biến đối với trẻ khi tập luyện chạy bộ trên máy, trong lúc tập luyện trẻ có thể bấm nhầm các nút tăng tốc độ làm máy hoạt động nhanh hơn dẫn đến trẻ không kiểm soát được dẫn đến bị té, ngã gây chấn thương cho trẻ.
4.2. Dây điện nguồn nguy hiểm
Để hạn chế việc trẻ em tiếp xúc với dây nguồn máy chạy bộ làm nguy cơ bị giật điện thì bạn nên chuẩn bị các ổ cắm điện có nắp che, chống giật hoặc vị trí đặt xa ngoài tầm của trẻ em. Khi sử dụng xong nên rút dây phích cắm nguồn và cất gọn vào một góc để tránh tình trạng trẻ em tiếp xúc với dây điện.
4.3. Thể chất của trẻ chưa phù hợp
Một số trẻ nhỏ khi chiều cao chưa đủ thì việc bám vào phần tay vịn của máy chạy là khó thể thực hiện, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi trẻ sẽ không giữ được thăng bằng khi chạy dẫn đến khả năng có thể ngã cao.
5. Lưu ý giúp cho trẻ em tập máy chạy bộ an toàn
Để tránh những rủi ro kể trên, thì Okachi có một số lưu ý sau cho cha mẹ để giúp trẻ tập luyện trên máy chạy an toàn:
- Không cho trẻ sử dụng máy chạy bộ khi không có người lớn bên cạnh giám sát luyện tập. Bạn có thể rào lại hoặc sử dụng các thiết bị khóa để tránh trẻ tự khởi động
- Các loại dây điện của máy nên được sắp xếp gọn gàng và an toàn tránh trẻ tiếp xúc, chạm được vào các loại dây này.
- Luôn quan sát chặt chẽ khi trẻ em tập luyện, khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi hãy dừng việc luyện tập lại và cho trẻ nghỉ ngơi
- Trước khi quyết định cho trẻ luyện tập trên máy chạy bộ nên xem xét về tình trạng sức khỏe của trẻ có phù hợp để luyện tập không, đặc biệt các trẻ em có bệnh lý hoặc đang phục hồi sau chấn thương nên xin ý kiến của bác sĩ để luyện tập.
>>>XEM THÊM: Lỗi E04 máy chạy bộ và cách sửa lỗi nhanh chóng
Qua những thông tin trên của Okachi hy vọng rằng đã giúp bạn giải đáp được trẻ em có nên tập luyện máy chạy bộ hay không và một số lưu ý cho cha mẹ để có thể giúp trẻ an toàn trong suốt quá trình luyện tập, chúc gia đình sẽ có được buổi tập luyện hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm các sản phẩm máy tập chạy tại nhà phù hợp với gia đình hãy liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn nhanh nhất.
Bài viết liên quan: