Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch KHỎE HƠN mỗi ngày
Bạn có biết, tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn rất nhiều, nếu ngủ không đúng tư thế sẽ gây ra các chấn thương, mất ngủ dai dẳng. Đặc biệt đối với người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thì hậu quả càng nghiêm trọng. Do tính quan trọng của tư thế ngủ, nên khi điều trị cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thì các chuyên gia, bác sĩ còn phải dặn đi dặn lại ngủ thế nào cho đúng. Vậy tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là như thế nào hay cũng OKACHI Việt Nam khám phá trong bài viết này.
1. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Để người suy giãn tĩnh mạch có thể ngủ ngon hơn và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Việc thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách được đánh giá hiệu quả.
1.1 Suy giãn tĩnh mạch và những triệu chứng khi ngủ
Vào ban đêm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ gây khó chịu làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Điều này sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: chuột rút, đau ở vị trí mắc bệnh và cảm giác ngứa,....Chính vì thế việc thay đổi tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp giảm bớt các tình trạng trên.
1.2 Tư thế nằm nghiêng về bên trái khi ngủ
Theo các chuyên gia Tim Mạch thì tư thế ngủ đúng và tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch là nên nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cho máu bơm về tim cũng như cơ thể tốt hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng giảm tình trạng bị chuột rút và tê chân tay khi ngủ.
Ngoài ra theo các nghiên cứu khác, việc ngủ ở tư thế nghiêng sẽ giúp bạch huyết di chuyển tốt hơn. Từ đó hệ miễn dịch được tăng cường giúp giảm sưng.
Khi nằm nghiêng trái, chân nên gập nhẹ vào ngực để tạo cảm giác thoải mái và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Tránh tình trạng gập chân vào ngực quá nhiều sẽ gây nên đau cột sống.
>>> Để có hiệu quả hơn trong việc điều trị, OKACHI khuyên bạn nên sử dụng máy massage chân hồng ngoại hỗ trợ điều trị tại nhà.
1.3 Một số cách giúp bạn thay đổi thói quen ngủ nghiêng về bên trái
Nếu bạn không có thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái thì những cách dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi thói quen này.
Hãy nằm nghiêng về bên trái đồng thời co chân phải lên giúp bạn không thay đổi qua tư thế khác khi ngủ;
Hãy đổi vị trí cho người ngủ kế bên. Điều này sẽ giúp bạn sớm hình thành thói quen ngủ nghiêng bên trái;
Ngoài tư thế ngủ nghiêng về bên trái bạn cũng có thể ngủ với tư thế đặt chân cao từ 7-10cm. Tư thế ngủ này cũng giúp cho cho máu lưu thông dễ dàng từ chân về tim.
Để giảm biểu hiện giãn tĩnh mạch ở chân, bạn có thể đặt kê chân lên gối ngủ để máu lưu thông tốt hơn.
Nếu bạn không quen ngủ nghiêng về bên trái thì có thể áp dụng cách thức sau, đầu tiên bạn nằm nghiêng khoảng 30 phút về bên trái sau đó quay người sang phải khoảng 10 phút và quay trở lại vị trí cũ bên trái.
Nếu bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch gặp khó khăn lúc ngủ thì hãy đổi ngay cho mình tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch Okachi vừa giới thiệu. Sau một thời gian duy trì đều đặn, bạn sẽ ngủ ngon hơn và không còn các cơn đau do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
>>> Xem thêm cách massage bằng dầu dừa trị suy giãn tĩnh mạch trước khi ngủ, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn!
2. Người bị giãn tĩnh mạch ngủ sai tư thế sẽ ra sao?
Sau khi tìm hiểu được tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng nên biết rõ tác hại nếu không tuân theo quy tắc ngủ đó, hoặc ngủ sai tư thế gây hại như thế nào. Cụ thể thì các biểu hiện cho thấy bạn ngủ sai cách khi đang bị bệnh suy giãn tĩnh mạch như sau:
- Bị chuột rút khi về đêm khiến ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu tạo tình trạng mệt mỏi.
- Đau nhức toàn bộ vùng chân, bao gồm đầu gối, bắp chân, đùi.
- Chân tay bị tê bì khi ngủ dậy.
- Có cảm giác kiến cắn hoặc kiến bò trên da tại vùng chân, vùng tay bị suy giãn tĩnh mạch.
Nếu bạn ngủ sai cách càng lâu thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng trầm trọng. Lâu dài có thể gây ra bệnh mất ngủ, mệt mỏi, stress,...
3. Gợi ý động tác, bài tập hỗ trợ người suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Việc ngủ đúng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch thực chất vẫn chưa đủ để làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng mà còn phải kết hợp với luyện tập. Các bài tập Okachi đề cập dưới đây sẽ hỗ trợ cho người suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả.
3.1 Động tác Side lunge
Để thực hiện được bài tập này, người bệnh hãy thực hiện theo hướng dẫn:
Nhịp 1: hai chân mở rộng bằng vai, chống hông ở tư thế đứng thẳng;
Nhịp 2: bước chân phải sang ngang và đồng thời khuỵu gối trái và giữ nguyên trong vòng 5-10 phút;
Nhịp 3: quay trở về tư thế đứng thẳng người;
Nhịp 5,6,7 thực hiện như nhịp 1,2,3 nhưng đổi bên.
Lưu ý: với bài tập này hãy thực hiện các động tác chậm rãi. Đối với những bệnh nhân có vấn đề về đầu gối hoặc đau nhức khi tập thì hãy dừng tập.
>>> Tìm hiểu thêm cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà cùng OKACHI.
3.2 Buerger Allen
Đây được đánh giá là bài tập cải thiện lưu thông máu giúp hạn chế mắc suy giãn tĩnh mạch.
Hướng dẫn thực hiện:
Nhịp 1: nằm ngửa xuống sàn, giơ hai tay lên cao giữ trong vòng 30 giây;
Nhịp 2: ngồi dậy, buông thả 2 chân;
Nhịp 3: nằm lại duỗi chân để chân và cơ thể tạo thành một đường thẳng.
Với bài tập này hãy thực hiện mỗi ngày từ 10-15 phút để giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Với những người tập luyện chăm chỉ và kiên trì, người bệnh sẽ thấy sự thay đổi tích cực.
3.3 Bài tập đạp xe trên không - Hỗ trợ người giãn tĩnh mạch
Với bài tập đạp xe trên không, Okachi sẽ hướng dẫn bạn ở nhiều cách khác nhau. Hãy chọn ra cho mình một động tác phù hợp với bản thân.
Cách tập số 1
Nhịp 1: nằm ngửa xuống sàn, ôm 2 tay vào phía sau đầu;
Nhịp 2: Dơ hai chân lên, khép sát vào nhau tạo thành một góc 90 độ;
Nhịp 3: Thực hiện đặt chân trên không giống động tác đạp xe đạp.
Để bài tập mang lại hiệu quả thực hiện lặp đi lặp lại 5 lần mỗi lần 30 nhịp.
Cách tập số 2
Nhịp 1: nằm ngửa trên sàn hoặc thảm, hai tay đặt vào sau gáy;
Nhịp 2: Ngẩng đầu hơi cao sao cho cằm sát vào ức; hai chân đưa lên vuông một góc 90 độ;
Nhịp 3: thực hiện lần lượt đá thẳng chân trái và chân phải về phía trước;
Để bài tập mang lại hiệu quả thực hiện lặp đi lặp lại 5 lần mỗi lần 30 nhịp.
Bài tập đạp xe trên không là phương pháp thay thế cho việc đạp xe. Nếu có điều kiện bạn hãy đạp xe vì ngoài việc giúp giảm suy giãn tĩnh mạch việc đạp xe cũng rất tốt cho sức khỏe.
>>> Vậy bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không và đi bộ có lợi, hại gì? Xem ngay kinh nghiệm chia sẻ cùng OKACHI.
3.4 Xoay cổ chân
Với những bệnh nhân mới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, hãy thực hiện việc xoay cổ chân để khí huyết dễ lưu thông. Việc này sẽ khiến cho bệnh ít trở nặng.
Cách thức thực hiện thật đơn giản.
Nhịp 1: nằm ngửa ở tư thế thoải mái, co chân lên giữa ngực và dùng hai tay ôm chân;
Nhịp 2: xoay bàn chân từ trái qua phải và ngược lại, mỗi lần thực hiện 5 vòng;
Tương tự hãy thực hiện những động tác này với chân còn lại.
3.5 Nâng cao chân ra phía sau
Hãy thực hiện bài tập với các động tác.
Nhịp 1: nằm ở tư thế sấp xuống sàn hoặc thảm tập;
Nhịp 2: bước 2 chân sang ngang nâng 2 chân một góc 30 độ giữ trong 30 giây;
Nhịp 3: trở về tư thế ban đầu.
Với bài tập này hãy thực hiện trong vòng 10-15 phút đều đặn mỗi ngày. Bài tập không chỉ giúp giảm suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp cho phần mông và chân săn chắc.
3.6 Động tác nhón gót chân
Lợi ích của việc tập động tác nhón gót chân không chỉ dừng lại ở giảm suy giãn tĩnh mạch ở vị trí cũ mà còn ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch ở các vị trí mới. Ngoài ra nếu muốn sở hữu một bắp chân thon gọn, săn chắc thì đây là bài tập không thể bỏ qua.
Nhịp 1: bước 2 chân rộng bằng vai;
Nhịp 2: thực hiện nhón 2 gót chân, dồn trọng tâm về mũi chân và giữ trong 10 giây;
Nhịp 3: trở về tư lúc ban đầu.
Hãy thực hiện bài tập 20 lần mỗi ngày và duy trì đều đặn, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt.
Để có thể có giấc ngủ ngon hơn mà không bi quấy phá do căn bệnh suy dãn tĩnh mạch hay mua ngay sản phẩm máy massage chân mới nhất tại đây
3.7 Rung lắc chân
Đây là một trong những động tác dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhất trong số các động tác mà Okachi đã giới thiệu.
Nhịp 1: nằm ngửa ở tư thế thoải mái;
Nhịp 2: đưa 2 chân lên cao và thực hiện rung lắc chân tầm 2 phút;
Nhịp 3: trở về tư thế nhịp 1.
Ngoài kết hợp tư thế ngủ và các bài tập giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch thì quý khách có thể kết hợp thêm với máy trị suy giãn tĩnh mạch Okachi Luxury JP-3000 Plus để quá trình chữa trị được hiệu quả gấp 3 lần so với các phương pháp khác.
4. Một số thắc được hỏi về suy giãn tĩnh mạch
Ngoài các tư thế ngủ hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch thì cũng có 1 số câu hỏi được mọi người hỏi nhiều về suy giãn tỉnh mạch như:
4.1 Đi bộ nhiều có ảnh hưởng đến người bị suy giãn tĩnh mạch không?
Theo các chuyên gia Tim Mạch thì việc đi bộ là cách tập rất phù hợp với những người suy giãn tĩnh mạch. Việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp đôi chân được tăng cường lượng máu lưu thông đến chân và cơ thể điều ấy giúp cho hệ tim mạch tốt hơn.
Ngoài ra đi bộ sẽ giúp cho hệ cơ chân được dẻo dai hơn, ép chặt lại tĩnh mạch đang phình ra dưới chân (chi dưới), lưu thông máu về tim tốt hơn, không bị ứ đọng ở chân gây nên tình trạng tê bì chân tay, chuột rút chân,…
>>> Tại OKACHI các loại máy massage hạng thương gia, phổ thông luôn đa dạng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như đau mỏi cơ, phục hồi sức khỏe cho bạn và người thân gia đình bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu ghế massage điều trị bệnh, tham khảo ngay máy mát xa toàn thân , máy massage chân, máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch Okachi,...
4.2 Có nên ngâm chân với nước nóng khi bị suy giãn tĩnh mạch?
Các bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch cho biết việc làm này hoàn toàn sai bởi vì khi ngâm chân trong nước nóng ấm thì tĩnh mạch sẽ giãn nở lớn hơn từ đó cũng tăng lưu lượng máu dồn xuống chân rất nhiều. Điều đó sẽ khiến tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
4.3 Sử dụng vớ ngăn tĩnh mạch có hiệu quả hay không?
Sau khi thử nghiệm, hoàn thiện và theo dõi thì phương pháp này hiệu quả tích cực đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Cách hoạt động của loại vớ này nó sẽ siết chân, tạo áp lực ép các tĩnh mạch từ bên ngoài, điều đó sẽ giúp máu bớt ứ đọng khiến bệnh tình nặng hơn cũng như cải thiện tình trạng bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc thay đổi tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, suy giảm tình trạng đau đớn. Từ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện. Chúc bạn áp dụng thành công.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: