#
#
Banner
Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Tin tức về Máy Chạy Bộ/Tìm hiểu các thông số trên máy chạy bộ để tập luyện AN TOÀN

Tìm hiểu các thông số trên máy chạy bộ để tập luyện AN TOÀN

Bạn là người thường xuyên luyện tập thể dục trên máy đi bộ nhưng vẫn chưa biết hết về các tính năng cũng như các bài tập, chỉ dẫn, thông số được thiết lập trên máy. Vậy thì hãy theo dõi ngày bài viết này, Okachi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về các thông số trên máy chạy bộ ở các dòng máy hiện nay.

1. Các thông số trên máy chạy bộ được hiển thị trên màn hình điều khiển

Các thông số trên máy chạy bộ được hiển thị trên màn hình điều khiển

Thông thường, khi tập luyện chúng ta sẽ thường bắt gặp được những các thông số trên máy chạy bộ, nhưng chúng ta vẫn chưa hề biết công dụng lẫn chức năng mà chúng hỗ trợ cho việc tập luyện ra sao, các yếu tố đó sẽ gồm

1.1 Thời gian chạy (Time)

Thời gian chạy

Thời gian sẽ là yếu tố đầu tiên được nhắc khi nói đến các chỉ số trên máy chạy bộ. Yếu tố thời gian thược sẽ được thiết lập và hiển thị bên góc trái hoặc phải trên màn hình. Yếu tố thời gian sẽ thay đổi linh hoạt và liên tục khi người tập nhấn khởi động → kết thúc. Thời gian này thì người sử dụng còn có thể chia ra để tập các bài tập khác nhau bằng cách hẹn giờ tập, để xem bài tập này đã tập đủ thời gian chưa, khi nào cần chuyển bài tập chạy khác. Máy có thiết lập yếu tố thời gian sẽ bạn được hiệu quả chạy tốt nhất.

1.2 Quãng đường chạy (Distance)

Distance trên máy chạy bộ là gì? Đây là yếu tố thứ hai được nhắc đến đó chính là quãng đường, nếu như chúng ta chọn việc chạy bộ thủ công thì sẽ rất khó kiểm tra được rằng mình đã chạy được bao nhiêu quãng đường. Vì thế, khi tập luyện chúng ta có thể giải quyết được việc này vì trên màn hình máy sẽ hiển thị quãng đường từ lúc khởi động → kết thúc đã chạy được bao nhiêu km, giúp bạn theo dõi việc thực hiện các bài tập dễ dàng hơn.

1.3 Độ dốc của bàn chạy (Incline)

Độ dốc của bàn chạy

Mỗi máy tập chạy bộ sẽ có độ dốc khác nhau, độ dốc sẽ thường dao động từ 0 đến 20%. Con số này nói chính xác là thể hiện độ nghiêng và dốc của máy chạy tương tự như việc leo núi. Chế độ này sẽ phù hợp với các bạn muốn tập các bài tập nặng hơn, cường độ cao hơn để có thể tự điều chỉnh cho phù hợp, ngược lại ở những bạn tập các bài tập nhẹ nhàng cũng có thể lựa chọn các bài tập nhẹ hơn.

1.4 Tốc độ chạy (Speed)

Tốc độ trên máy chạy bộ khi chạy ở các máy chạy bộ thường sẽ được tính bằng đơn vị km/h. Có nghĩa là khi bạn bắt đầu khởi động máy sẽ là 0 km/h và con số sẽ gia tăng lên đến cao nhất khoảng 20 km/h. Khoảng cách giữa hai con số này có thể là từ mức đi bộ → chạy bộ sẽ được tăng tốc lên từ từ, bạn có thể tự thiết lập và chọn riêng cho mình một mức cố định ohuf hợp với các bài tập để không bị quá sức hoặc quá nhẹ.

1.5 Nhịp tim người chạy (Heart rate)

Nhịp tim người chạy

Một thông số khá thú vị đó chính là máy chạy bộ có thể đo lường được nhịp tim khi chạy của bạn. Chức năng sẽ cho bạn biết là nhịp tim của bạn có đang ổn định hay không? Nếu như bạn đang tập các bài tập năng, quá sức thì máy sẽ báo động nhịp tim tăng cao hoặc giảm xuống đột ngột. Chức năng này được đo bằng cách khi bạn cầm nắm vào hai tay cầm sẽ giúp bạn bắt đầu đo lường được nhịp tim.

1.6 Bài tập hay chương trình tập (Program)

Chương trình các bài tập cũng được đánh giá rất cao với các máy chạy bộ hiện đại nhờ có công nghệ tân tiến AI. Công nghệ này sẽ cho phép máy chạy thiết lập các bài tập tự động khác nhau cho người dùng, giúp người dùng có thể tự thiết lập được các bài tập cá nhân, thường máy sẽ có từ 1 - 12 chế độ tập và chương trình tập khác nhau theo các dòng từ giá thấp đến cao. Ngoài ra chúng ta cũng có thể theo dõi cường độ bài tập và chương trình tập thông qua các thông số máy chạy bộ hiển thị trên màn hình.

1.7 Lượng calo tiêu thụ khi tập (Calories)

Lượng calo tiêu thụ khi tập

Đo lường được lượng calories đã tiêu thụ cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng. Chức năng này cho phép người tập có thể đo chuẩn xác được lượng calo đã được đốt trong quá trình tập luyện, rất thuận lợi để theo dõi xem mình cần phải đốt bao nhiêu lượng calo nữa? Giảm bao nhiêu calo đã đủ chưa? Từ đó thiết lập chế độ ăn uống cho hợp lý.

1.8 Công suất của động cơ

Một trong những cách để chọn được một sản phẩm ưng ý là phải có động cơ bền, mã lực mạnh, nhưng máy đạt được yếu tố này thường sẽ ở các phòng tập gym lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự lựa chọn cho gia đình mình những dòng có mã lực kém hơn một tí vì chỉ có gia đình tập, dòng máy phù hợp sẽ là các máy như từ 1HP → 3HP, để biết mình đã mua sản phẩm đúng công suất với nhu cầu chưa, bạn có thể xem hiển thị công suất qua các thông số trên máy chạy bộ điện tử.

1.9 Diện tích băng tải (độ rộng của băng tải)

Diện tích băng tải

Vùng chạy hay còn được gọi là phần băng tải sẽ có diện tích khác nhau ở mỗi máy. Chúng ta nên lựa chọn những dòng có kích thước thảm chạy lớn thì sẽ tạo được độ thoải ở mỗi sải bước chân khi chạy, không bị giới hạn bước chân làm giảm độ thoải mái của việc tập luyện. Các nhà sản xuất cũng hiểu được điều đó từ hãng nội địa đến hãng cao cấp sẽ có thảm chạy có kích thước từ 400 mm - 2000mm.

1.10 Vận tốc tối đa của máy

Vận tốc nhanh nhất hay vận tối đa được dựa vào động cơ hoạt động của máy, công suất tối đa của máy và khả năng tập luyện của người sử dụng. Để thực hiện được vận tốc tối đa của máy thì sẽ rất khó vì chúng ta nếu như không có kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ rất dễ bị chấn thương, té ngã,...chỉ ở các PT chuyên nghiệp hoặc vận động viên hiểu về thông số kỹ thuật máy chạy bộ thì họ mới có thể sử dụng được tốc độ tối đa máy. 

1.11 Tải trọng người dùng

Tải trọng hay máy chạy bộ chịu được tối đa bao nhiêu trọng lượng của người sử dụng. Thông thường ở các máy chạy bộ đều có thể chịu được trọng lượng tối đa của một người tập luyện bình thường, tuy nhiên nếu như bạn có cân nặng hơi quá khổ mà tập luyện với những dòng máy yếu mã lực thì về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lẫn độ bền.

Sau khi hiểu được những thông số trên, Okachi sẽ bật mí cho bạn những hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ dễ dàng và an toàn để bạn tập luyện.

2. Các thông số quan trọng trên máy chạy bộ

2.1. Tải trọng người dùng

Cho dù là với dòng máy cao cấp hay bình thường thì máy nào cũng sẽ có trọng lượng tối đa cho phép người dùng sử dụng máy. Con số này đã bao gồm cả lực tác động có trong từng bước chạy. Nếu vượt khỏi con số giới hạn, máy sẽ mau hỏng hóc, không có tuổi thọ cao như mong muốn.

2.2. Vận tốc tối đa

Nói đến thông số máy chạy bộ cao cấp, chắc chắn phải kể đến vận tốc tối đa, hay còn hiểu là thông số hiển thị trên màn hình máy thể hiện tốc độ nhanh nhất cho phép người dùng sử dụng.

các thông số trên máy chạy bộ

2.3. Công suất động cơ

Động cơ của máy chạy bộ là bộ phận nhằm cung cấp thêm sức mạnh cho máy. Công suất cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến động cơ có bao nhiêu mã lực, môi trường sử dụng máy phòng gym hay tập tại nhà. Do đó, dựa vào nhu cầu cụ thể của từng người mà có thể lựa máy có công suất sao cho phù hợp. Với máy dùng cho gia đình, bạn nên chọn công suất từ 2 đến 3 HP là tốt và tiết kiệm chi phí nhất.

2.4. Diện tích băng tải hay độ rộng của băng tải

Diện tích băng tải hay còn được hiểu là độ rộng hẹp của vùng chạy cho phép. Với một sản phẩm có diện tích băng tải rộng sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn được thoải mái, dễ chịu hơn.

các thông số hiển thị trên máy chạy bộ

3. Các nút chức năng trên màn hình điều khiển máy chạy bộ

Sau khi đã hiểu và nắm sơ được các thông tin về các thông số hiển thị trên máy chạy bộ, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về chức năng của các nút nổi trên bảng điều khiển máy chạy bộ, các nút nổi đó sẽ gồm

3.1 Nút khởi động (Start)

nút khởi động máy chạy bộ

 

Phần nút khởi động, nút start trên bảng điều khiển chính là phím quan trọng để nhấn khởi động toàn máy. Để thực hiện được việc tập luyện trên máy chạy bộ thì bạn phải nhấn vào phím này trực tiếp, có loại máy sẽ bắt đầu ngay chương trình tập, có máy sẽ bắt đầu đếm ngược từ 3 → 1s rồi mới bắt đầu khởi động máy. Tốc độ bắt đầu khi chạy sẽ là 0,5 → 1 km/h. Việc của bạn là chỉ cần điều chỉnh các thông số trên bảng điều khiển máy chạy bộ điện tử phù hợp với bài tập của mình.

3.2 Nút tắt máy (Stop)

Nút tắt máy hay còn gọi là nút stop, nếu như bạn đang muốn ngừng việc tập luyện thì chỉ cần nhấn vào nút này là tốc độ trên băng chuyền sẽ giảm ngay lập tức. Lưu ý, nếu như bạn đang chạy ở tốc độ nhanh thì nên hạ tốc độ từ từ về mức thấp rồi hãy nhấn stop nếu không sẽ dễ bị mất thăng bằng và trượt khỏi thảm chạy.

3.3 Khóa an toàn

Thông số máy chạy bộ tiếp theo đó chính là khóa an toàn, ở phần khỏa này sẽ rất quan trọng, nó sẽ quyết định trực tiếp đến việc chạy bộ của bạn. Phần khóa này được cấu tạo từ 2 đầu, một đầu sẽ được cắm trực tiếp vào máy, đầu còn lại sẽ ở dạng kẹp đế bạn gắn vàng quần áo. Khóa này sẽ có tác dụng khi bạn gặp sự cố thì chỉ cần nhấn khóa ngay, khi đó máy sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức.

3.4 Nút Enter

Nút enter

Nút Enter có chức năng tổng hợp các chương trình tập tự động mà bạn thiết lập trên máy, như về tốc độ, quãng đường, độ dốc của máy, thời gian,...khi đã thiết lập chế độ tập luyện xong thì bạn chỉ cần nhấn enter, các chương trình trên máy chạy bộ sẽ hoạt động ngay lập tức.

3.5 Nút điều khiển tốc độ chạy

Phần nút điều khiển tốc độ chạy hay tăng giảm tốc độ chạy sẽ có 2 dấu đó chính là “+, -” hoặc “mũi tên lên, xuống” từ 1 lên đến 12 km/h và ngược lại. Nút này có chức năng để bạn gia tăng hoặc giảm đi tốc độ của máy khi tập luyện để phù hợp và thuận với việc tập luyện của bạn.

3.6 Nút điều chỉnh độ dốc băng tải

Cuối cùng, đó chính là nút điều độ nghiêng hay độ dốc của thảm chạy. Ở nút này, sẽ có chức năng tăng hoặc giảm tốc độ dốc của thảm chạy từ 3 - 15% để tương thích với việc tập luyện của bạn.

Bạn đang có nhu cầu mua máy chạy bộ nhưng chưa biết chọn kích thước máy sao cho phù hợp với gia đình nhỏ của mình thì có thể tìm hiểu qua bài kích thước máy chạy bộ.

Vậy là những chia sẻ chi tiết về chủ đề các thông số trên máy chạy bộ đã được chúng mình chia sẻ trên đây, mong rằng sau khi xem xong nội dung trên các bạn có thể tự biết điều iều chỉnh thích hợp để phù hợp với việc luyện tập thể thao của bản thân. Và đừng quên, nếu như các bạn muốn tìm hiểu giá máy chạy bộ để mua thì hãy liên lạc ngay với Okachi qua hotline 18002079, để được các nhân viên hỗ trợ và tư vấn trực tiếp về các sản phẩm phù hợp nhé.

Xem các bài viết cùng chủ đề tại:

Cấu tạo của máy chạy bộ

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang (quốc lộ 60)
8h00-21h00
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow