Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Tin tức về Máy Chạy Bộ/Tại sao chạy bộ bị tê chân? Mẹo khắc phục tê chân khi chạy bộ

Tại sao chạy bộ bị tê chân? Mẹo khắc phục tê chân khi chạy bộ

Chạy bộ bị tê chân có phải là bệnh không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng tê chân khi chạy bộ? OKACHI LUXURY sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra tê chân khi chạy bộ

Te chan khi chay bo la do dau

Tại sao lại xảy ra hiện tượng tê chân khi chạy bộ? Liệu bạn đã chạy bộ đúng cách chưa?

1.1 Chọn giày sai kích cỡ gây tê chân

Có thể đôi giày bạn đang đi không vừa chân. Khi đi giày quá chật sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh ngoại biên ở bàn chân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tê chân khi bạn chạy bộ. 

Thắt dây giày quá chặt cũng là nguyên nhân khiến bạn chạy bộ bị tê chân. Nhiều người thường kéo dây buộc chặt hơn để hạn chế tình trạng tuột khi chạy. Tuy nhiên điều này có thể tác động xấu đến các dây thần kinh ống cổ chân.

Ngoài ra những người có cấu trúc xương chân đặc thù khi đi giày chạy bộ không phù hợp có thể bị tê chân. Đặc biệt người có bàn chân vòm cao dễ gặp tình trạng này.

1.2 Cường độ và thời gian chạy bộ 

Nếu bạn bắt đầu chạy đã dồn hết sức, hoặc đột ngột tăng cường độ và quãng đường chạy thường xuyên có thể dẫn đến chấn thương cơ. Chạy bộ liên tục cũng khiến các cơ chân căng lên, ảnh hưởng đến cơ bàn chân và các mô mềm xung quanh. Chấn thương cơ bàn chân dẫn đến mô cứng sưng, đè lên dây thần kinh.

1.3 Triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị tê chân khi chạy bộ. Một vài triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên sẽ bắt đầu bằng hiện tượng ngứa ran ở tay và chân. Sau khi bệnh trở nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê và mất cảm giác ở ngón tay, ngón chân khi vận động. 

Ngoài ra, tê chân hoặc ngứa ran ở chân cũng là dấu hiệu cho thấy họ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, để an toàn thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Chơi những môn thể thao nào dễ bị tê chân?

Bị tê chân khi chơi thể thao

Bạn có thể bị tê chân khi chơi một số môn thể thao sau:

  • Chạy bộ bị tê chân: Khi chạy bộ, toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn sẽ dồn lên mỗi bước chân. Chạy bộ trong một khoảng thời gian dài có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở bàn chân và ngón chân của bạn. Chạy bộ vào mùa đông cũng có thể khiến bạn bị tê chân.

  • Đạp xe bị tê chân: Khi đạp xe, sai tư thế ngồi có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở đùi và đầu gối của bạn gây tê chân.

  • Bơi lộ bị tê chân: Khi bơi lội, việc sử dụng cơ bắp liên tục và áp lực của nước có thể gây co thắt cơ bắp, dẫn đến tê bì. Đặc biệt nếu khởi động không kỹ có thể gây tê cứng cơ bắp và chuột rút do sốc nhiệt. 

  • Tê chân khi chơi bóng rổ: Lý do là khi chơi bóng rổ, việc di chuyển và nhảy liên tục có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở mắt cá chân và bàn chân của bạn.

  • Chơi bóng đá bị tê chân: Khi chơi bóng đá, việc di chuyển và va chạm liên tục sẽ gây căng cơ chân, áp lực lên dây thần kinh ở mắt cá chân, và bàn chân của bạn, dẫn đến tê bì.

3. Cách khắc phục tình trạng chạy bộ bị tê chân

Khắc phục chạy bộ bị tê chân

Làm thế nào để khắc phục tình trạng bị tê chân khi chạy bộ? Một số mẹo hạn chế tình trạng tê chân khi chạy bộ.

3.1 Chạy bộ bị tê chân thì làm gì?

Bạn nên chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp với hình dáng bàn chân. 

  • Người có chân dày và rộng nên chọn giày có phần mũi rộng. 

  • Người có lòng bàn chân phẳng cần chọn giày chạy bộ có đệm dày.

  • Người có bàn chân có độ vòm trung bình có thể chọn các đôi giày chạy bộ có đệm vừa phải để giữ cho chân trụ ổn định và cân bằng.

  • Người có lòng bàn chân bị vòm cao nên tìm chọn những đôi giày chạy có đệm và hỗ trợ ở khu vực cổ chân để giúp giảm thiểu áp lực và chấn động trên chân.

Thông thường chúng ta sẽ có thói quen đi tất khi đi giày. Vậy nên bạn có thể chọn một đôi giày có kích thước lớn hơn khoảng 1/2 đến 1 size so với size giày bình thường.

3.2 Đang đá bóng bị tê chân

Nếu bạn bị tê chân khi đang đá bóng thì nên dừng lại 1 nhịp và chọn nơi có bóng mát để nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút. Cần khởi động thật kỹ để tránh tình trạng tê chân ở những lần sau.

3.3 Đi bộ bị tê chân 

Đi bộ bị tê chân cũng là tình trạng nhiều người gặp phải. Bạn có thể đặt ra thời gian nghỉ ngơi đan xen thời gian đi bộ để đôi chân được nghỉ ngơi.

4. Chạy bộ đúng cách bằng máy chạy bộ không gây tê chân

Để hạn chế tình trạng tê chân bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn chạy bộ đúng cách bằng máy chạy bộ. Chạy bộ đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Một số loại máy tập chạy bộ bạn có thể tham khảo khi bắt đầu chạy bộ như:

Thông qua bài viết trên, Okachi đã đưa ra các nguyên do khiến bạn chạy bộ bị tê chân. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho trải nghiệm chạy bộ của bạn tốt hơn. Đừng quên ghé thăm OKACHI Việt Nam để chọn những mẫu máy chạy bộ với mức giá tốt nhất hiện nay.

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow