Thế nào là chạy tiếp sức tìm hiểu cách chạy và TÁC DỤNG
Chạy tiếp sức là một bộ môn thi đấu hấp dẫn yêu cầu phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đồng đội với nhau. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa biết khái niệm cũng như lợi ích của việc tham gia thi đấu chạy bộ. Trong bài viết lần này, hãy cùng Okachi Luxury tìm hiểu khái niệm liên quan đến bộ môn thể thao thú vị thông qua bài viết dưới đây.
1. Chạy tiếp sức là gì?
Chạy tiếp sức là một trong những bộ môn thi đấu thể thao trong điền kinh. Đây là bộ môn thể hiện tinh thần đồng đội khi cùng nhau chạy bộ để hoàn thành cuộc thi. Đội nào chạy về đích sớm nhất sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Thông thường một đội gồm có 4 thành viên tham gia và một dụng cụ dành cho trận đấu chính là chiếc tín gậy. Chiếc tín gậy này sẽ được các thành viên trong đội chuyền cho nhau khi tham gia và kết quả thắng cuộc sẽ dành cho đội có thời gian hoàn thành ngắn nhất.
Cuộc thi chạy tiếp sức phổ biến hiện nay sẽ có 3 loại như chạy tiếp sức nam, chạy tiếp sức nữ và chạy tiếp sức cả nam cả nữ. Các cuộc thi sẽ được tổ chức với nhiều cự ly chạy khác nhau như chạy bộ ở cự ly 4x100m, 4x200m, 4x400m, 4x800m…
2. Chạy tiếp sức có mấy giai đoạn?
Với câu hỏi chạy tiếp sức có mấy giai đoạn thường xuyên được các bạn quan tâm. Thông thường, chạy tiếp sức gồm có 6 giai đoạn như giai đoạn khởi động, xuất phát, chạy giữa quãng, tăng tốc trước khi về đích, trao tín gậy và giai đoạn cuối cùng là về đích.
2.1. Giai đoạn khởi động
Giai đoạn này được coi là quan trọng nhất trong cuộc thi đấu thể thao. Tất cả vận động viên tham gia trước khi bắt đầu cần phải khởi động và làm nóng cơ thể. Việc khởi động sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ bị căng cơ trong suốt quá trình chạy và tăng cường tính dẻo dai cho cơ thể.
2.2. Giai đoạn xuất phát
Người chạy đầu tiên nắm vai trò khởi động cho cả đội chơi. Khi vận động viên đã nắm rõ được kỹ thuật xuất phát chạy tiếp sức sẽ giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi với cuộc đua, làm nhịp chạy sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
2.3. Giai đoạn chạy giữa quãng
Chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng, các vận động viên tham gia cần chú ý một số điều để ổn định nhịp chạy. Ví dụ như nhịp thở, nhịp đánh tay, tâm lý ổn định để giữ tốc độ chạy và chuẩn bị cho giai đoạn về đích.
2.4. Giai đoạn tăng tốc trước khi về đích
Trong quá trình chạy tăng tốc, bạn cần chú ý đến nhịp tim và nhịp thở của bản thân. Cách hít thở khi chạy bộ hay chạy tiếp sức tốt nhất là hãy hít một hơi thật sâu và thở ra toàn bộ để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Người tham gia ở giai đoạn tăng tốc không nên vung tay quá mạnh trong lúc chạy để tránh mất sức.
2.5. Giai đoạn trao tín gậy
Giai đoạn trao tín gậy là giai đoạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật để tiết kiệm thời gian. Vận động viên cần tránh làm ảnh hưởng đến tư thế, động tác xuất phát của đồng đội để giúp thành tích đạt được tốt hơn.
Khi thực hiện vòng đua của bản thân, thành viên cầm tín gậy luôn giữ trong tay. Gần đến người tiếp theo, thành viên đầu tiên có nhiệm vụ trao lại tín gậy cho đồng đội. Các thành viên còn lại cũng lặp lại việc trao tín gậy cho đến khi hoàn thành xong vòng đua của mình.
2.6. Giai đoạn về đích
Khi đã về tới đích, vận động viên cần giảm tốc độ một cách từ từ. Không nên ngồi xuống luôn mà cần đi lại hít thở đều đặn để tránh tình trạng nhồi máu cơ tim. Vận động viên nên bù lại năng lượng đã bị mất trong quá trình tham gia thi đấu.
3. Chạy tiếp sức có bao nhiêu cự ly?
Với câu hỏi chạy tiếp sức có bao nhiêu cự ly thường được nhiều các bạn thắc mắc. Chạy tiếp sức hiện nay gồm có 4 cự ly phổ biến như cự ly 4x100m, 4x200m, 4x400m, 4x800m, cụ thể như sau:
3.1. Cự ly 4x100
Chạy tiếp sức 4x100m là một trận tham gia thi đấu với đường đua gồm bốn vận động viên mỗi người sẽ phải hoàn thành 100m. Người chạy đầu tiên sẽ chuyển tiếp tín gậy cho người tiếp theo và cứ thế cho đến khi kết thúc trận đấu.
Vậy việc chạy tiếp sức 4x100m có tác dụng gì? Phần thi chạy 4x100m sẽ giúp kết hợp tinh thần đồng đội giữa bốn thành viên với nhau. Quá trình chuyển tín gậy đòi hỏi các thành viên trong đội phải phối hợp nhịp nhàng. Đồng đội có thể bắt đầu phần chạy một cách sớm nhất và quá trình chuyển tín gậy không bị phạm quy.
3.2. Cự ly 4x200
Chạy cự ly 4x200m cũng tương tự như chạy ở cự ly 4x100m. Một trận thi đấu thể thao sẽ gồm bốn vận động viên và mỗi người sẽ phải hoàn thành 200m.
3.3. Cự ly 4x400
Chạy tiếp sức 4x400m là trận đấu có bốn thành viên trong một đội tham gia cùng nhau. Mỗi thành viên tham gia đều phải có tinh thần đồng đội và gắn kết. Vận động viên sẽ phải hoàn thành 400m của bản thân và chuyển tín gậy cho thành viên tiếp theo.
3.4. Cự ly 4x800
Chạy cự ly 4x800m đòi hỏi thành viên tham gia phải có sức khỏe tốt và một cơ thể dẻo dai. Bởi mỗi vận động viên sẽ phải chạy 800m mới có thể hoàn thành được vòng thi của mình. Đội nào có thời gian hoàn thành ngắn nhất sẽ giành chiến thắng.
4. Chạy tiếp sức có tác dụng gì?
Chạy bộ không chỉ là môn thể thao đơn giản mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi. Tác dụng của chạy tiếp sức vô cùng tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện vóc dáng của bản thân. Dưới đây là một số lợi ích của việc chạy bộ như sau.
4.1. Phát triển thể chất toàn diện
Một trong những lợi ích đầu tiên của việc chạy bộ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy chính là giúp cơ thể trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Từ đó, tăng sức bền và phát triển thể chất toàn diện cho cơ thể.
4.2. Đốt cháy calo
Nhiều bạn nghĩ rằng chạy tiếp sức quãng đường ngắn thì lượng calo tiêu hao và đốt cháy không nhiều bằng quãng đường dài. Tuy nhiên, việc chạy quãng đường dài hay ngắn cũng đều đốt cháy lượng calo đáng kể giúp bạn giảm mỡ thừa, săn chắc cơ bắp và cải thiện vóc dáng.
Khi bạn chạy thường xuyên trong thời gian ngắn sẽ đốt cháy chất béo có trong cơ thể tạo thành nguồn năng lượng vận động. Nếu bạn chạy bộ với cường độ cao thì khi kết thúc cơ thể bạn vẫn tiếp tục đốt mỡ. Do đó, câu hỏi chạy bộ có giảm cân không chắc hẳn các chị em phụ nữ đã có câu trả lời rõ ràng nhất, với việc chạy bộ thường xuyên giúp đánh tan lượng calo hay mỡ thừa cơ thể thì chắc chắn chạy bộ hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.
4.3. Nâng cao hệ miễn dịch
Chạy bộ hay chơi các bộ môn thể thao thường xuyên giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Giải phóng hormone endorphin giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cải thiện được khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của bản thân.
4.4. Tăng cường trí nhớ
Khi bạn chạy bộ, não sẽ tiết ra một số chất trong đó có endorphins giúp bạn dễ tập trung. Đồng thời trí nhớ cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, chạy bộ còn giúp bạn tăng khả năng quan sát để phối hợp với đồng đội giành được kết quả cao nhất.
4.5. Tăng độ rắn chắc cho xương
Nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy kết quả: "Người thường xuyên tham gia thể thao như chạy bộ, chạy tiếp sức có khả năng mắc bệnh xương khớp ít hơn". Ngược lại, người ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới xương khớp cao hơn 1,59 lần.
Chính vì thế, bạn nên dành thời gian mỗi ngày từ 30 - 45 phút chạy bộ để tăng tính dẻo dai cho cơ thể. Đặc biệt, những người bị loãng xương thì việc chạy bộ sẽ giúp cải thiện xương cột sống và xương hông.
Ngoài việc chạy tiếp sức rèn luyện sức khỏe, sức bền cho cơ thể thì bạn có thể tham khảo thêm các loại máy đi bộ tại nhà vô cùng tiện lợi, phù hợp với mọi không gian và bạn không cần lo lắng về thời tiết thất thường hay tình trạng kẹt xe.
5. Kỹ thuật trao nhận tín gậy trong chạy tiếp sức
Kỹ thuật trao nhận tín gậy trong cách chạy tiếp sức được thực hiện rất đơn giản. Khi nhận được tín hiệu từ người trao gậy, người nhận sẽ đánh thêm một nhịp tay để việc trao gậy của đồng đội dễ dàng. Vị trí khi trao nhận tín gậy phải nằm trong khu vực đã được quy định có sẵn từ trước.
Khi thực hiện trao nhận tín gậy, người nhận đưa tay ra phía sau. Đồng thời, người trao gậy cần đánh tay dài hết mức để đưa gậy nhanh và chính xác nhất cho đồng đội.
6. Một số lưu ý khi chạy tiếp sức
Cho dù bạn có là một vận động viên chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản là chạy bộ để rèn luyện sức khỏe thì bạn cũng nên lưu ý một số điều quan trọng để tránh những chấn thương không đáng có xảy ra. Một số lưu ý khi chạy bộ mà bạn cần biết như sau.
Khởi động kỹ càng: Bạn cần thực hiện vài động tác khởi động cơ bản từ 7 - 10 phút. Việc này giúp cho cơ thể thích nghi với những chuyển động và tránh việc bị chuột rút khi chạy bộ hay chấn thương nghiêm trọng.
Không ngồi ngay sau khi về đích: Sau khi các bạn chạy về đích thì không nên ngồi xuống ngay mà cần phải giảm tốc độ từ từ. Sau đó đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Để có một thể lực tốt, sức chạy bền bỉ bạn cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước, hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ...
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến chạy tiếp sức, kỹ thuật trao nhận tín gậy hiệu quả cũng như lợi ích của việc chạy bộ. Hi vọng những thông tin trên mà Okachi chia sẻ sẽ bổ ích đối với các bạn. Nếu các bạn có câu hỏi nào dành cho Okachi Việt Nam thì hãy liên hệ thông qua số hotline 18002079 để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm các mẫu máy chạy bộ chất lượng tại Okachi:
Tham khảo các bài viết khác:
Chạy việt dã là gì và hướng dẫn chạy đúng cách
Chạy nước rút là gì và cách chạy đúng để hiệu qủa
Chạy bền là gì mà bạn cần phải quan tâm nó
Bài viết liên quan: