Đạp xe có TO CHÂN không và cách đạp xe KHÔNG to chân
Bạn yêu thích bộ môn xe đạp nhưng lại phải từ bỏ ý định vì nghĩ rằng nó sẽ làm thay đổi vóc dáng, khiến đôi chân bị to ra. Liệu đạp xe có to chân không? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn về vấn đề này.
1. Đạp xe có to chân không?
Đạp xe có to chân không câu trả lời là đạp xe không khiến chân bị to mà ngược lại đạp xe giúp đốt cháy lượng lớn calo ở các vùng cánh tay, bụng, đùi và mông. Chân sẽ chỉ to nếu được vận động ở cường độ cao. Để giúp chân to mỗi người cần chạy xe đạp đúng cách, đúng thời gian và tư thế tập luyện.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp không đạp xe nhưng chân và đùi vẫn bị to. Các nguyên nhân gây ra việc này thường do chế độ ăn uống, hormone trong cơ thể và việc tập luyện thể lực mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: Máy đạp thể dục tập luyện thể thao giúp tăng cướng sức khỏe
2. Lý do vì sao đạp xe có thể làm to bắp chân
2.1. Đạp xe với cường độ tập luyện cao
Đạp xe đạp đem lại nhiều lợi ích một trong những cái đó chính là có thể làm to bắp chân. Bạn thường nhìn thấy những vận động viên đạp xe đạp có phần cơ đùi rất to. Điều này là do họ phải tập luyện với cường độ cao, mỗi tuần đạp xe từ 15 - 20 giờ.
Đạp xe có giảm mỡ đùi không? Nếu bạn chỉ đạp xe để thư giãn và giảm cân, duy trì vóc dáng thì không cần phải lo lắng về vấn đề đạp xe có to đùi không. Theo các chuyên gia, khi tập luyện đạp xe với cường độ bình thường khoảng 150 phút/tuần sẽ không làm to đùi và bắp chân, việc duy trì đạp xe đều đặn giúp cho đôi chân được thon gọn và săn chắc hơn khi giảm được lượng mỡ thừa ở bắp chân và đùi.
2.2. Giới tính cũng ảnh hưởng đến việc làm to chân
Nữ đạp xe có bị to chân không? Bạn có biết hormone testosterone ở nam giới là một trong những nguyên nhân làm gia tăng cơ bắp nhanh chóng. Hormone này có khả năng hấp thụ protein một cách nhanh chóng giúp nuôi dưỡng các tế bào cơ bắp tốt hơn.
Bạn có thể thấy nam giới thường có nhiều cơ bắp hơn so với nữ giới. Vì vậy mà phụ nữ dù có đạp xe hay tập tạ nhiều đến đâu cũng không thể có nhiều cơ bắp như nam giới. Đặc biệt hơn nữa, đối với các loại xe đạp tại nhà tập gym chuyên dụng sẽ không làm to chân bắp chân, ngược lại còn khiến cho đôi chân của bạn được săn chắc hơn.
2.3. Kết hợp đạp xe với tập tạ
Đạp xe có làm to bắp chân không khi mà sự phát triển của cơ bắp từ việc đạp xe chỉ bằng ⅓ so với các bài tập luyện thể dục sức mạnh, sức bền. Tập tạ, nhất là tập tạ cho chân có thể khiến cho phần cơ đùi trước to chắc hơn.
2.4. Địa hình và cách đạp
Chạy xe đạp có làm to bắp chân không? Khi bạn đạp xe với tốc độ nhanh nước rút hoặc dồn sức đạp xe để lên dốc sẽ tạo áp lực lớn lên phần cơ của đùi trước. Hoặc đạp xe ở những địa hình phức tạp sẽ đốt cháy nhiều calo, giải phóng mỡ thừa, gia tăng cơ nạc hơn so với địa hình bằng phẳng. Điều này gián tiếp làm to chân của người chạy khi lượng cơ bắp gia tăng.
2.5. Chế độ ăn dinh dưỡng
Để sở hữu vóc dáng thon gọn và đôi chân săn chắc, ngoài việc tập luyện, bạn cần kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Để gia tăng cơ bắp, nên lựa chọn những thực phẩm kích thích cơ, đặc biệt là nhóm chất đạm (protein). Đạp xe kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng cùng mới các loại máy đi bộ tại nhà đa năng cũng là một cách săn chắc.
3. Cách đạp xe để bắp chân thon gọn, không làm to chân
3.1. Chọn xe đạp phù hợp
Điều đầu tiên khi cân nhắc đạp xe giảm mỡ đùi là lựa chọn xe đạp phù hợp. Nếu bạn thường xuyên đạp xe ở những địa hình bằng phẳng, có thể lựa chọn loại xe đạp thông dụng, khi đạp đảm bảo yếu tố êm và nhẹ. Đối với những địa hình gập ghềnh, nhiều chướng ngại vật, đồi núi thì nên chọn xe đạp được thiết kế riêng để phù hợp với những địa hình đó.
3.2. Thời điểm đạp xe
Thời điểm tốt nhất để bạn đạp xe là vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy hoặc buổi chiều khi tan làm. Ngoài những thời điểm trên, bạn cũng có thể đạp xe vào buổi tối nhưng chủ nên tập trước 21 giờ, không đạp xe quá khuya. Cách đạp xe giúp chân thon và đem lại hiệu quả cho sức khỏe tốt nhất, bạn cần chú ý tạo thói quen khi tập bằng cách chọn khung giờ tập luyện cố định.
Nếu mới làm quen với việc đạp xe, bạn không nên tập quá sức. Chỉ nên đạp xe khoảng 30 phút khi lần đầu mới đạp xe. Khi đã bắt đầu làm quen ở tuần đầu tiên bạn có thể nâng dần sức tập bằng cách nâng số thời gian đạp xe lên khoảng 35 - 40 phút và lý tưởng nhất là trong 1 giờ.
Mẫu xe đạp tập cao cấp tại OKACHI phù hợp để luyện tập thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ:
3.3. Chọn địa điểm ở nơi thoáng đãng
Đạp xe không những có tác dụng đối với đôi chân mà nó còn tác động đến tinh thần, giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Vì vậy, cần chọn những khu vực đạp xe thoáng đãng, có không khí trong lành, ít phương tiện giao thông và tránh những nơi ô nhiễm, nhiều bụi bặm.
Để việc đạp xe trở nên thú vị bạn có thể thay đổi cung đường, khu vực tập luyện. Điều này sẽ khiến bạn thêm yêu bộ môn đạp xe, tạo động lực để bạn duy trì thói quen đạp xe mỗi ngày.
Nếu không chọn được địa điểm đạp xe phù hợp bạn có thể chọn mua một chiếc xe đạp tập tại nhà để duy trì việc tập luyện.
3.4. Lựa chọn trang phục
Lựa chọn trang phục phù hợp cũng là một trong những cách đạp xe giúp chân thon. Bạn nên chọn những bộ quần áo thể thao có khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Không nên chọn trang phục quá ôm sát không có độ đàn hồi gây khó chịu và bí bách.
3.5. Khởi động cơ thể trước khi tập
Nhiều người thường chủ quan bỏ qua bước khởi động trước khi đạp xe hoặc khởi động không đúng cách gây ra những chấn thương không mong muốn khi tập luyện. Để việc đạp xe mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên khởi động giúp làm nóng cơ thể và làm quen dần với cường độ tập luyện.
3.6. Tư thế đạp xe chuẩn
Đi xe đạp có làm to chân không còn phụ thuộc vào tư thế đạp xe. Việc đạp xe không đúng tư thế không những làm to chân mà nó còn gây ảnh hưởng xấu đến cột sống của bạn. Do đó, khi đạp xe bạn cầm thực hiện đúng các tư thế:
- Hai mắt tập trung nhìn hướng về trước.
- Khi cầm vào phần cầm tay của xe không cần phải quá gồng và cũng không nên cầm quá lỏng.
- Khi đạp xe, phần lưng phải đảm bảo thẳng và hơi ngả về phía trước.
- Chân đặt vào đúng vị trí bàn đạp, lực đạp dồn vào giữa hai bàn chân.
- Trong quá trình đạp xe nên đạo đúng tư thế trên, tránh các tư thế vặn vẹo, uốn éo.
3.7. Tốc độ đạp xe
- Trong quá trình đạp xe, bạn nên thay đổi tốc độ đạp bằng cách đạp chậm trong vài phút đầu để khởi động cũng như thư giãn cơ bắp.
- Khi đã quen dần với việc đạp, bạn hãy tăng tốc lên mức cao nhất mà bạn có thể chịu được.
- Khi cảm thấy mệt mỏi, đổ mồ hôi và nhịp tim quá nhanh hãy giảm tốc độ dần để thư giãn và điều hòa nhịp tim.
Đây là phương pháp đạp xe tốt nhất để giảm mỡ đôi chân, nhất là đùi và bắp chân.
3.8. Bổ sung nước thường xuyên
Khi đạp xe không nên chỉ quan tâm đến vấn đề chạy xe đạp chân có to không, mà bạn cần chú ý bổ sung nước thường xuyên. Do đạp xe gây mất sức và ra nhiều mồ hôi nên cơ thể của bạn cần bổ sung nhiều nước sau khi tập. Khi đi đạp xe bạn nên mang theo chai nước, trong quá trình đạp nếu cảm thấy khát hãy uống từng ngụm nhỏ để đáp ứng đủ lượng nước cho cơ thể.
Thậm chí khi không đạp xe, bạn vẫn nên uống hơn 2 lít nước 1 ngày để cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra uống nhiều nước còn có tác dụng giảm cơn thèm ăn.
3.9. Chế độ ăn uống hợp lý
Dù bạn có đạp xe thường xuyên và đúng cách nhưng lại ăn uống vô tội vạ thì cơ thể bạn vẫn có thể tăng cân mất kiểm soát. Vì vậy, bạn nên lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý bằng cách ăn nhiều rau củ quả và các loại thực phẩm nhiều protein giúp làm gia tăng và săn chắc cơ bắp, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc các loại bánh ngọt, nước ngọt, nước có gas.
Đạp xe mang lại nhiều lợi ích trong việc thay đổi vóc dáng và sức khỏe. Đạp xe có to chân không? Qua đo hãy cân nhắc có nên mua xe đạp tập thể dục tại nhà để thực hiện đạp xe đúng cách như trong bài viết, bạn sẽ có đôi chân thon gọn, săn chắc và vóc dáng hoàn hảo như mình mong muốn.
Qua bài chia sẻ của Okachi Nhật Bản ở trên hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn nào muốn đạp xe mà vẫn giữ được bắp chân một cách thon gọn và săn chắc nhé chúc các bạn thành công.
Tham khảo các bài viết khác:
Bài viết liên quan: