DNF trong chạy bộ là gì? Cách VƯỢT QUA khi vô tình bị DNF
DNF thường xuyên xảy ra trong các cuộc đua dài như marathon. Có nhiều vận động viên vẫn chưa biết rõ về DNF. Vậy DNF trong chạy bộ là gì? Hãy cùng Okachi tìm hiểu để biết cách tránh khỏi bị DNF trong chạy bộ nhé.
1. DNF trong chạy bộ là gì?
DNF (Did Not Finish) là không hoàn thành cuộc thi. Thuật ngữ này có thể áp dụng cho cả khi đạp xe hay đi bộ, triathlon (3 môn phối hợp). DNF cũng được hiểu nôm na là vận động viên không hoàn thành xong cuộc thi trong thời gian quy định với những lý do như chấn thương, ngất xỉu, lạc đường…
DNS (Did Not Start) là một cá nhân không tham gia cuộc chạy hay có đăng ký nhưng không tham dự. Trường hợp này được tính là BIB không vượt qua vạch xuất phát để bắt đầu cuộc thi của mình. Đồng nghĩa là vận động viên đó bị thua cuộc ngay từ ban đầu.
Chú thích: BIB là số báo danh của vận động viên trong giải đấu.
Thuật ngữ “Cut Off Time” cũng khá quan trọng trong cuộc chạy bộ, COT chỉ thời gian quy định mà vận động viên phải hoàn thành hết cuộc thi của mình bằng cách vượt qua vạch đích. Thời gian được tính ngay sau khi các vận động viên vượt qua vạch xuất phát.
Vì sao DNF tốt hơn DNS
Ở trên chúng ta đã biết được định nghĩa của DNF VÀ DNS. Vậy vì sao DNF lại tốt hơn DNS?
Theo như bạn thấy, nếu chúng ta cố gắng làm một việc gì đó mà thất bại thì đỡ hơn là không cố gắng gì cả. Trong một cuộc chạy marathon DNF rất khắc nghiệt và nghiêm trọng, đảm bảo rằng trong đời mỗi người vận động viên chạy bộ đều sẽ trải qua ít nhất một lần bị DNF.
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy buồn hay thậm chí là cảm thấy xấu hổ vì không hoàn thành xong cuộc chạy. Nhưng không sao bạn nhé. Bạn đã cố gắng hết sức mình rồi và sau cuộc chạy này có thể bạn sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho những cuộc chạy tiếp theo thì sao.
DNF sẽ cho bạn có cơ hội hiểu hơn về bản thân bạn và giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng chạy bộ tốt hơn. Bạn có thể đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng hoàn thiện nó mỗi ngày.
Bạn hãy tham khảo các thuật ngữ trong chạy bộ để có thể sẵn sàng bắt đầu cuộc thi của mình nhé.
2. Nếu bị DNF trong khi chạy bộ phải làm gì?
Kỹ năng xử lý tình huống khi bị DNF trong chạy bộ là gì? Chúng ta cần biết rõ về DNF để có những cách xử lý và vượt qua trong tình huống đó tốt hơn.
2.1. Bị chấn thương
Nếu bạn bị DNF trong một cuộc chạy đua vì lý do gì đó, đặc biệt là khi bạn bị chấn thương thì hãy báo ngay cho ban tổ chức biết để họ cử người hỗ trợ bạn ngay kịp thời.
Điều đầu tiên bạn phải đảm bảo sức khỏe tốt. Nếu cảm thấy có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe thì phải nhanh chóng dừng cuộc thi và đến trung tâm y tế ngay để tránh những rủi ro không mong muốn bạn nhé. Trong trường hợp bị căng cơ bạn hãy chườm đá cho giảm sưng hay chườm nóng để lưu thông máu.
Tham khảo thêm: https://okachi.vn/gian-co-sau-khi-chay-bo.html
2.2. Đau gân gót chân
Nếu bị đau gân gót chân hãy nghỉ ngơi và chườm đá vùng bị chấn thương, co giãn bắp chân cho lưu thông máu. Trong trường hợp bạn có cảm giác đau không ngừng thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được xem xét tình trạng chấn thương nhé.
2.3. Căng cơ chân
Căng cơ cũng là một chấn thương phổ biến trong chạy bộ. Trong trường hợp này bạn hãy thực hiện phương pháp R.I.C.E:
- Rest: Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh
- Ice: Chườm đá vùng bị chấn thương
- Compression: Băng bó chỗ bị chấn thương bằng băng ép
- Elevation: Nâng cao chân bị chấn thương.
2.4. Đau cân gan chân
Đau cân gan bàn chân thường do áp lực đè lên bàn chân quá lớn. Trường hợp này bạn cũng thực hiện phương pháp RICE được nêu ở trên và vận động nhẹ.
2.5. Trật mắt cá chân
Trật mắt cá cũng là một chấn thương do không điều khiển được tư thế khi chạy bộ. Dấu hiệu nhận biết là khi mắt cá chân bị sưng, thâm tím hay bị đau khi chạm vào.
Bạn nên tránh đi lại nhiều, chườm đá vùng mắt cá chấn thương hoặc có thể đi khám bác sĩ để hướng dẫn uống thuốc cho mau khỏi. Lưu ý để không bị tổn thương nghiêm trọng đến mắt cá và xương.
2.6. Vết phồng, mụn nước
Vết phồng hay những mụn nước trên bề mặt da thường do sự ma sát mạnh giữa giày và da chân sẽ gây cảm giác đau rát và có thể bị nhiễm trùng do vết thương hở ngoài da.
Bạn nên ngừng tập luyện và sử dụng miếng dán chống phồng rộp hay băng bải để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng và xay xát.
Để hạn chế bị phồng bạn nên lựa chọn những đôi giày phù hợp không quá chật, sử dụng những đôi vớ thông thoáng và kết hợp kem bôi trơn vùng dễ bị phồng.
2.7. Chấn thương do thời tiết
Và một loại chấn thương cũng dễ mắc phải trong quá trình chạy bộ đó là say nắng hay sốc nhiệt. Để tránh bị say nắng bạn nên mặc những bộ quần áo thông thoáng và có độ che phủ tốt. Kết hợp kem chống nắng và bổ sung nước đầy đủ trong lúc chạy bộ để tránh bị mất nước.
Bên trên là những loại chấn thương thường gặp nhất trong chạy bộ mà Okachi chia sẻ với bạn, hãy tham khảo để tránh bị DNF trong chạy bộ nhé.
3. Làm cách nào để tránh bị DNF trong chạy bộ
Trong một cuộc thi chạy bộ sẽ có nhiều tình huống hay vấn đề xấu xảy ra trong đó có cả DNF. Sau đây là những cách để tránh bị DNF trong chạy bộ mà Okachi muốn chia sẻ với bạn.
3.1. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Trước và sau khi chạy bộ bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo sức khỏe tốt và tránh gặp các sự cố như đau bụng, mệt mỏi, không đủ sức… để có thể chạy bộ.
Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống như ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là khoai lang vì chứa nguồn carbohydrate cao cung cấp nhiều beta-carotene và kali thúc đẩy quá trình phục hồi; trứng giàu vitamin K cho xương chắc khỏe; cá hồi; yogurt; chuối và thịt bò nạc.
Bên cạnh đó, ăn ít vào buổi tối sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Khi có một giấc ngủ ngon và đủ giấc thì bạn sẽ có một tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng cho cuộc chạy bộ.
Thỉnh thoảng, bạn nên uống thêm những viên bù muối, bù khoáng và bột dinh dưỡng để giữ cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
3.2. Kiên trì tập luyện đúng cách
Giữ thói quen và kỷ luật bản thân chạy bộ 5km mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và quen với sự rèn luyện khắt khe. Bạn có thể tăng mục tiêu cao hơn từng ngày, giúp bản thân phá kỷ lục và càng ngày càng hoàn thiện tốt hơn.
Bạn nên giữ tốc độ chạy phù hợp với khả năng sức khỏe, bổ sung đầy đủ nước sau mỗi chặng đường. Giữ tinh thần thoải mái để có một năng lượng tích cực, bình tĩnh và kiên trì tập luyện. Không nên đặt nặng mục tiêu cho bản thân vì điều đó sẽ khiến bạn dễ bị áp lực hơn thôi. Áp lực sẽ khiến bạn mệt mỏi, không còn năng lượng cho cuộc đua sắp tới.
Bên cạnh đó, bạn có thể hỗ trợ thêm máy chạy bộ cho quá trình tập luyện tại nhà, vẫn đảm bảo hiệu suất tập luyện và sự tiện lợi trong những ngày mưa hoặc không có nhiều thời gian.
3.3. Có chiến thuật tập luyện hợp lý
Khi mới bắt đầu chạy bộ, những kilomet đầu tiên bạn hãy giữ tốc độ chậm để cơ thể ấm lên, duy trì năng lượng cho những chặng đường dài phía trước. Khi bạn chạy chậm sẽ ít tiêu hao năng lượng và giữ nước tốt hơn.
Nguyên tắc trong chạy bộ là chạy từ chậm đến nhanh dần khi bắt đầu đến những kilomet cuối cùng. Luôn luôn theo dõi và kiểm tra xem tốc độ của bạn đã phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân hay chưa.
Để chạy nhanh nhất có thể thì bạn cần có những kilomet đầu thật tốt. Tuy nhiên, với sự phấn khích và không khí của cuộc đua có thể khiến bạn khó kiềm chế và mất tập trung. Hãy thật bình tĩnh để có được một cuộc đua thật tốt nhé.
3.4. Tập xử lý tình huống
Trong quá trình thi đấu sẽ không tránh khỏi những vấn đề xấu phát sinh. Vì thế, bạn nên chủ động tập xử lý những tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ví dụ, Lúc bạn cảm thấy quá mệt hãy chạy chậm lại, giữ sức để đảm bảo có đủ sức về vạch đích. Không nên bất chấp những chấn thương của cơ thể chỉ để dành chiến thắng hoặc về đích nhanh nhất có thể. Điều đó sẽ làm tổn thương cơ thể bạn rất nhiều và nếu không thắng thì rất là vô ích đúng không.
4. Cách vượt qua khi vô tình bị DNF trong chạy bộ
Để vượt qua DNF thì bạn phải giữ được sự bình tĩnh và làm chủ bản thân. Trên con đường đi đến thành công thì chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn, trắc trở.
Việc chạy bộ cũng giống như vậy. Nếu khi chạy bộ bạn bị DNF và bạn bỏ cuộc ngay lúc đó thì bạn sẽ chẳng bao giờ chạy đến vạch đích của sự thành công. Vì vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe cũng như lấy lại tinh thần, tìm lại nguồn đam mê và cảm hứng với chạy bộ, nổ lực kiên trì tập luyện cho mục tiêu sắp tới bạn nhé.
Vậy DNF trong chạy bộ là gì? Nó có thật sự nghiêm trọng hay không thì qua bài viết trên Okachi đã giải đáp thắc mắc cho bạn. Cuối cùng, Okachi Luxury chúc bạn luôn thành công trên mọi chặng đường và có thể vượt qua nỗi lo sợ khi vô tình bị DNF trong chạy bộ. Hãy cố gắng về đích bạn nhé.
Bài viết liên quan: