Trang chủ/Tin tức/Cẩm nang Okachi/Tác dụng của bồn ngâm chân chắc có lẽ bạn CHƯA BIẾT

Tác dụng của bồn ngâm chân chắc có lẽ bạn CHƯA BIẾT

Tác dụng của bồn ngâm chân chắc có lẽ bạn chưa biết

Mỗi khi nhắc tới việc chăm sóc sức khỏe, mọi người đều sẽ nghĩ tới việc ăn uống điều độ, uống các loại thuốc bổ,... mà ít có ai chăm sóc cho đôi bàn chân của mình. Đôi chân là nơi tập hợp nhiều dây thần kinh, cũng là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất khi bạn phải liên tục đứng hoặc đi lại.  Một trong những cách để chăm sóc đôi chân tỉ mỉ và hoàn thiện nhất đó là sử dụng dụng cụ ngâm chân. Vậy đã có ai biết tác dụng của bồn ngâm chân chưa? Nếu vẫn còn hoang mang với vấn đề ấy thì Okachi sẽ giải đáp cho bạn.

1. Công dụng của bồn ngâm chân

Việc sở hữu cho bạn và gia đình mình một bồn ngâm chân đa năng sẽ mang lại nhiều công dụng khiến bạn phải bất ngờ.

1.1 Thanh lọc cơ thể 

Khi pha nước ngâm, cho các loại thảo dược, gừng, muối epsom hay những nguyên liệu tốt cho sức khỏe vào dụng cụ ngâm chân. Theo y thuật cổ truyền, ngâm chân với những nguyên liệu, thảo dược tốt cho sức khỏe là một phương pháp hữu ích để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố trong người. 

1.2 Giảm stress , thư giãn

Chuẩn bị cho mình một bồn ngâm chân với những loại dược liệu tốt cho cơ thể và trải nghiệm trong một không gian yên tĩnh. Đây là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và thả lỏng tâm trí. Sau khoảng thời gian massage thư giãn đôi chân của mình thì chắc hẳn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

1.3 Hồi phục sức khoẻ sau giờ làm

Ngoài người già, lớn tuổi, chân dễ bị đau nhức sử dụng các loại dụng cụ ngâm chân thì những người làm việc cần phải đứng lâu hoặc đi lại nhiều. Sau một ngày làm việc mệt mỏi có thể dành ra một chút thời gian để chuẩn bị cho mình một bồn ngâm chân detox, sau đó tận hưởng cảm giác mà nó mang lại. Điều đó sẽ giúp bạn có thể vực dậy cơ thể rã rời và tinh thần kiệt quệ để chuẩn bị cho một ngày mới tràn đầy sức sống.

Công dụng của bồn ngâm chân

1.4 Giúp ngủ ngon giấc hơn 

Như đã nói ở phía trên, ngâm chân trước khi ngủ tạo cảm giác tinh thần và cơ thể được cải thiện, nâng cao sức khỏe, đồng thời còn làm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.

1.5 Tia hồng ngoại có lợi cho sức khỏe

Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết tác dụng của bồn ngâm chân tia hồng ngoại. Trên thị trường hiện nay, phần lớn các bồn ngâm chân đều sử dụng tia hồng ngoại bởi vì nó có tác dụng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông máu của cơ thể, đặc biệt là nơi có nhiều dây thần kinh như bàn chân cũng như việc có thể làm tan tụ máu ở chân do đi lại quá nhiều.

1.6 Lưu thông khí huyết , chống lão hoá

Đối với phụ nữ, tác dụng lớn nhất của chậu ngâm chân massage đó chính là giúp lưu thông khí huyết, chống lão hóa. Mỗi ngày chỉ cần chăm chỉ ngâm chân với thảo dược trong dụng cụ ngâm chân từ 10 phút đến 15 là đã có thể có một cơ thể khỏe mạnh cũng như làm chậm đi quá trình lão hóa.

Nếu bạn còn chưa biết mức giá của bồn ngâm chân thì hãy xem giá bồn ngâm chân giá bồn ngâm chân HẤP DẪN nhất hiện nay trên thị trường ngay nhé!

2. Sử dụng bồn ngâm chân thế nào?

 Sử dụng bồn ngâm chân thế nào?

Không phải ai cũng biết cách sử dụng bồn ngâm chân một cách hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu cách vận hành theo các bước như sau:

2.1 Đổ nước ấm vừa đủ vào bồn

Đối với những bồn ngâm chân tốt cho sức khỏe đều có những mức nước sao cho phù hợp, chỉ nên dùng nước ấm để ngâm chân và lưu ý nên đong nước tới cổ chân là vừa đủ. Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn của máu, đồng thời tác động trực tiếp vào bàn chân, tạo cảm giác thoải mái khi ngâm 

2.2 Ngâm chân với thảo dược , tinh dầu

Khi tiến hành ngâm chân nên cho thêm một số loại thảo dược, tinh dầu vào dụng cụ ngâm chân. Nhiều loại thảo dược rất có lợi cho sức khỏe, tác dụng của bồn ngâm chân thảo dược đó là giúp cho người dùng thải độc tố tích tụ và thanh lọc cơ thể. Đồng thời ngâm chân cùng với một số loại tinh dầu có mùi thơm tùy vào sở thích sẽ khiến cho quá trình ngâm chân càng thở nên dễ chịu và thư giãn hơn rất nhiều.

2.3 Đặt chân lên con lăn ở phần đề để massage

Trên mỗi bồn ngâm chân đều sẽ trang bị kèm theo một con lăn. Tác dụng của bồn ngâm chân có con lăn này là để massage toàn bộ phần lòng bàn chân của người sử dụng, cũng chính là một phương pháp để phục hồi sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng bệnh về xương khớp.

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm bồn ngâm chân của Okachi:

3. Những chú ý khi sử dụng thiết bị ngâm chân để tăng tác dụng

 Sử dụng bồn ngâm chân thế nào?

Thận trọng cũng như để tránh gây tác dụng ngược lại khiến ảnh hưởng đến cơ thể bạn, hãy lưu ý một số lưu ý khi sử dụng bên dưới có thể kể đến như:

3.1 Tránh nguồn điện trực tiếp vào bồn ngâm 

Đối với những dụng cụ ngâm chân sử dụng điện cần phải thật cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm. Nước có tính dẫn điện cao, vậy nên nếu như có nguồn điện trực tiếp vào bồn ngâm thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Vậy nên trước khi chọn cho mình một bồn ngâm chân, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ nên mua bồn ngâm chân loại nào để an toàn? Tuyệt đối không vì giá thành rẻ mà lựa chọn những loại bồn ngâm chân Trung Quốc kém chất lượng, tốt nhất là mua ở những địa điểm bán bồn ngâm chân chính hãng hoặc website uy tín.

Bạn có thể xem thêm bài viết máy ngâm chân có an toàn không ở đây để có thêm thông tin về máy ngâm chân nhé

3.2 Không ngâm chân quá lâu 

Thời gian ngâm chân hợp lý chỉ kéo dài từ 15 phút đến 30 phút, không nên ngâm chân quá 2 tiếng để tránh gây cảm lạnh hoặc cũng có thể dẫn tới tụt huyết áp. Đồng thời mỗi ngày chỉ nên ngâm chân một lần trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất, không nên lạm dụng việc ngâm chân nhiều lần trong ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết để chúng ta có một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phúc. Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những tác dụng của bồn ngâm chân và cách sử dụng bồn ngâm chân sao cho hiệu quả. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những bí quyết nên mua bồn ngâm chân như thế nào hoặc quan tâm về chi phí thì hãy theo dõi trang chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.

Tham khảo các bài viết liên quan:

GIẢI ĐÁP câu hỏi người suy giãn tĩnh mạch có nên tập Yoga không
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì và cách điều trị HIỆU QUẢ tại nhà
Suy giãn tĩnh mạch chân CÓ NÊN đi bộ không?

Yêu thíchChat ZaloMessenger