Suy giãn tĩnh mạch có nên tập Yoga không và các tư thế CHUẨN
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Người mắc phải căn bệnh này thường không thể chạy bộ để luyện tập vì sức ép lên đôi chân quá lớn nên phải chuyển qua các bài tập nhẹ nhàng khác như bơi lội, thể dục, tập yoga. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng bị suy giãn tĩnh mạch không nên tập yoga vì nó gây áp lực cho chân quá lớn.
Vậy sự thật người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc về người bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không, các bài tập và lưu ý cụ thể khi luyện tập.
1. Suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?
Bị giãn tĩnh mạch có tập yoga được không? Câu trả lời là bị giãn tĩnh mạch có thể tập yoga và nên tập yoga. Tuy nhiên bài tập yoga có nhiều hình thức và độ khó khác nhau. Đối với những người suy giãn tĩnh mạch, các bài tập như ngồi trong tư thế hoa sen, vắt chéo chân ngồi trong một khoảng thời gian dài, các bài tập về việc hít thở lâu, hít ra thở vào thật sâu,... sẽ gây ra hiện tượng tăng áp lực lên cho máu.
Đồng thời, những bài tập này còn khiến cho quá trình lưu thông máu trên đường về tim mạch bị cản trở, diễn ra chậm hơn. Cho nên những người bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế tập những bài tập này để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không là một vấn đề không thể nói rõ được, tùy thuộc vào bài tập và cường độ tập ra sao. Để hạn chế những rủi ro không mong muốn, làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn thì những người bị suy giãn tĩnh mạch nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, kết hợp với những động tác như khiêu vũ, đi bộ,.. để có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả.
2. Gợi ý cách làm giảm suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Chỉ cần hoạt động đúng cách và rèn luyện sức khỏe ở mức phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân một cách hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp được nhiều người sử dụng và chứng thực mang lại hiệu quả như mong muốn.
2.1. Bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân
Yoga không còn là một bộ môn xa lạ đối với mọi người bởi những lợi ích về cả sắc đẹp lẫn chất lượng sức khỏe mà nó mang lại. Bộ môn này được các nhà y học đánh giá vô cùng cao, xác nhận là một phương pháp luyện tập tự nhiên có thể đem lại hiệu quả tốt cho việc làm giảm suy giãn tĩnh mạch mà không đem lại bất cứ một tác dụng phụ nào.
2.2. Các bài tập giảm suy tĩnh mạch
Ngoài các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân thì chúng ta cũng có thể thực hiện một số bài tập như Buerger Allen, nhón gót chân hay đạp xe trên không cũng cực kỳ hiệu quả đối với việc hộ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
2.3. Thay đổi tư thế ngủ
Đối với người bình thường, tư thế ngủ đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình dạng cột sống cũng như xương khớp. Vậy tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch như thế nào mới tốt?
Chúng ta cần tránh cái tư thế ngủ không thoải mái, cột sống lưng không thẳng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Có thể ngủ nghiêng về phía trên trái để máu được tuần hoàn tốt hơn, giảm áp lực lên tim mạch.
Chân cần được duỗi thẳng để tránh tình trạng bị tê chân, khiến cho chân bị sưng tấy hoặc đau nhức nghiêm trọng hơn. Trước khi ngủ chúng ta cũng nên massage, bóp chân để bàn chân được thư giãn, giúp việc ngủ trở nên thoải mái.
Bên cạnh đó, gối kê nên có một độ cao vừa phải, không nên kê gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến khớp sống cổ cũng như khả năng lưu thông máu. Đặc biệt, loại đệm sử dụng nên có độ cứng vừa phải, đừng sử dụng đệm quá cứng cũng như quá mềm, vừa ảnh hưởng đến cột sống, gây đau lưng, vữa không tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
2.4. Chế độ ăn uống
Chúng ta nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh. Ngoài việc quan tâm chuyện suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không thì chu trình ăn uống như nào cho hợp lý cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Việc bổ sung nhiều thực phẩm rau củ quả, đậu, ngũ cốc,... giàu chất xơ sẽ hạn chế tình trạng bị táo bón, làm giảm áp lực lên các cơ ruột. Qua đó, tình trạng các mạch máu bị tác động nhiều, bị áp lực sẽ được khống chế tối đa.
Không những thế, chúng ta cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất flavonoid để máu được lưu thông tốt hơn, các mạch máu hoạt động bình thường mà không gặp phải cản trở gì, tình trạng suy giãn tĩnh mạch qua đó mà cũng được cải thiện. Các thực phẩm được bác sĩ khuyên người bị bệnh này nên bổ sung nhiều bao gồm: cam, nho, việt quất, táo, bông cải xanh, tỏi,...
Ngoài ra, cung cấp đầy đủ cho cơ thể những sản phẩm giàu chất kali như cá hồi, rau lá xanh, khoai tây, hạnh nhân,... cũng rất cần thiết. Những sản phẩm này sẽ giúp giảm lượng nước bị giữ trong cơ thể và tình trạng đau nhức, sưng tấy bầm tím chân khi bị suy giãn tĩnh mạch.
2.5. Thư giãn bằng cách massage
Ngoài vấn đề người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không, thì cũng có rất nhiều người thắc mắc về việc massage cho người bị suy giãn tĩnh mạch được hay không? Vấn đề này được các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch Vinmec khuyến nghị nên làm vì nó sẽ giúp máu được thông tốt hơn. Trong quá trình massage, chúng ta có thể kết hợp với dầu massage hoặc các loại kem dưỡng ẩm. Đặc biệt lưu ý, trong khi thực hiện quá trình massage, tránh nhấn mạnh và chạm trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.
2.6. Sử dụng máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch
Để hiệu quả hơn trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch, chúng ta nên sử dụng các loại máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch để hỗ trợ. Trong các máy nén ép tĩnh mạch hiện đại trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất đã trang bị thêm tính năng điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng của người sử dụng. Những máy nén ép trị liệu này có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mang lại vô cùng lớn.
Phương pháp này sẽ giúp cho đôi chân chúng ta được thoải mái, giảm tình trạng đau nhức sưng tấy, các mạch máu được lưu thông tốt hơn. Chỉ cần chọn được cho mình một chiếc máy chữa suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, chúng ta hoàn toàn có thể để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi, giải tỏa áp lực cho đôi chân, qua đó mà trình trạng giãn tĩnh mạch cũng được cải thiện.
Với hệ thống cửa hàng uy tín, đảm bảo 100% sản phẩm máy nén ép trị suy giãn tĩnh và máy massage có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Okachi luôn đảm bảo đưa đến cho khách hàng dịch vụ và chất lượng sản phẩm tốt nhất. Khi mua sắm ở cửa hàng chúng tôi, khách hàng sẽ được tư vấn vô cùng nhiệt tình cùng mức giá vô cùng hợp lý, đảm bảo được khả năng kinh tế cho khách hàng cũng như lợi ích sức khỏe mà sản phẩm mang lại.
Bạn có thể xem các thêm các sản phẩm sản máy massage chân ở Okachi để có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị:
3. Các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân
3.1. Bài tập tư thế yoga có hình trái núi
Tư thế trái núi hay còn được gọi là tư thế Tadasana, là một phương pháp khá phổ biến trong quá trình phục hồi giãn tĩnh mạch bàn chân, một câu trả lời vô cùng phù hợp cho câu hỏi liệu những người suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không? Khi thực hiện phương pháp này, cơ thể sẽ được căn chỉnh, bàn chân trở nên săn chắc hơn, giảm thiểu các cơn đau cùng sự sưng tấy, thúc đẩy quá trình lưu thông máu được diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Để thực hiện tư thế này:
- Chúng ta cần đứng thẳng, để sát hai bàn chân lại gần nhau. giữ hai tay thả lỏng, sau đó từ từ nâng các ngón chân và tách ra.
- Trong quá trình thực hiện, giữ tư thế hai bên hông cố định và đứng thẳng, kẹp chặt bả vai rồi từ từ cúi người xuống tạo thành một hình chữ U, đặt hai bàn tay xuống mặt đất và giữ trong vòng một phút.
Chỉ cần thực xuyên thực hiện động tác này thường xuyên thì sẽ đem lại cho chúng ta một hiệu quả như mong muốn.
3.2. Bài tập tư thế yoga đứng thẳng nửa người bằng vai
Tư thế này sẽ giúp cho cơ bắp chân được tăng cường sức mạnh một cách từ từ, làm lưu thông tuần hoàn máu, giảm dần lượng máu tích tụ để tình trạng chân được trở nên tốt hơn, không bị đau nhức quá nhiều.
Đây chính là một bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, chúng ta có thể thực hiện bằng cách:
- Nằm ngửa, từ từ duỗi hai chân thẳng đứng. Sau đó nâng hông lên một các từ từ rồi uốn cong đầu gối. Tiếp tục nhấn bàn tay xuống mặt đất để có thể nâng được hông lên.
- Trong quá trình thực hiện động tác, phải đảm bảo được trọng lượng của toàn bộ cơ thể được nằm trên cẳng tay và cánh tay, thông qua đó thì máu sẽ được lưu thông về phía trên của cơ thể một cách từ từ.
3.3. Bài tập tư thế yoga đứng thẳng bằng đầu
Nếu cứ luôn thắc mắc về việc liệu suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không thì chúng ta nên thử tập tư thế đứng thẳng bằng đầu. Tư thế này còn có tên gọi là Sirasana, rất hiệu quả trong việc lưu thông máu từ phía dưới lên phía trên của cơ thể.
Khi thực hiện tư thế này, toàn bộ cơ thể của chúng ta sẽ bị đảo ngược, do đó bàn chân sẽ bớt căng thẳng, không bị áp lực trọng lượng cơ thể, tình trạng giãn tĩnh mạch thông qua đó cũng được cải thiện dần dần. Để thực hiện tư thế này, chúng ta cần:
- Nằm xuống, đặt hai tay lên sát đầu. Sau đó từ từ nâng đầu gối lên phí trên, nâng cao cả hai chân lên.
- Ttrong quá trình thực hiện phải đảm bảo việc cơ thể luôn nằm trên một đường thẳng. Để nguyên tư thế này trong vòng ít phút rồi thả lỏng.
3.4. Bài tập vận động Buerger Allen
Bài tập này đã được rất nhiều người trên thế giới sử dụng với hình thức kiểm soát lưu lượng máu ở phần cơ dưới. Khi thực hiện bài tập này, máu sẽ dễ dàng lưu thông tới bàn chân và toàn cơ thế, giúp giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.
- Chúng ta có thể thực hiện bài tài này ngay tại trên giường bằng cách nằm ngửa rồi giơ hai chân lên cao. Để yên tư thế này trong vòng vài phút cho đến khi bàn chân của chúng ta chuyển thành màu nhợt nhạt. Tiếp tục từ từ ngồi dậy, thả lỏng chân và toàn bộ cơ thể cho đến khi tình trạng nhợt nhạt biến mất, cơ thể trở lại trạng thái hồng hào khỏe mình.
- Để có hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên luyện tập bài này liên tục trong vòng từ 10 đến 12 lần, kết quả mang lại sẽ khiến chúng ta vô cùng bất ngờ về độ hiệu quả cũng phương pháp tập thể dục này đấy!
3.5. Bơi lội hàng ngày
Thay vì ngồi thắc mắc chuyện liệu suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không thì chúng ta hãy bắt tay ngay vào tập luyện đi. Bơi lội mỗi ngày chính là một sự lựa chọn không tồi đấy nhé. Bởi vì đây chính là môn thể thao được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích những người bị suy giãn tĩnh mạch tập luyện thường xuyên. Đặc biệt bơi lội là một môn thể thao dưới nước, do đó những tác động gây áp lực lên bàn chân sẽ ít hơn những hoạt động ở trên cạn.
Không những thế, tĩnh mạch chân sau khi chúng ta bơi lội sẽ trở nên thoải mái, máu lưu thông tốt hơn, giảm hiện tượng tê chân thường gặp ở những người bị suy giãn tĩnh mạch. Những người bơi lội thường xuyên còn duy trì được một vóc dáng mảnh mai, săn chắc và khỏe mạnh, cơ bắp phát triển, vừa có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp.
3.6. Bài luyện tập nhón giữ gót chân
Các vùng cơ sẽ được tăng cường hơn ở vùng bắp chân khi chúng thực hiện bài tập này. Người luyện tập cần phải có một khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt trong quá trình tập luyện, do đó chúng ta cần tập từ từ và chăm chỉ để tránh tình trạng té ngã, chấn thương.
- Chúng ta hoàn toàn có thể tập ở bất cứ nơi đâu vào thời gian rảnh, chỉ cần đứng thẳng người rồi từ từ nhón gót chân lên, dồn toàn bộ trọng tâm cơ thể vào các ngón chân rồi giữ nguyên trong vòng khoảng 20 giây và trở về tư thế ban đầu.
- Chỉ cần chăm chỉ thường xuyên luyện tập từ 20 đến 25 lần mỗi ngày thì tình trạng giãn tĩnh mạch bàn chân của chúng ta sẽ được cải thiện một cách rõ rệt, đây có thể được coi là một cách tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.
3.7. Bài tập đạp xe ở trên không
Đây là một bài tập khá quen thuộc với những người thường xuyên tập luyện để giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể. Ngoài ra, bài tập này còn có thể làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.
+ Đúng như tên gọi đạp xe ở trên không, thay vì phương pháp đạp xe truyền thống thường được sử dụng thì khi thực hiện động tác này, chúng ta có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu bằng cách nằm ở trên một mặt phẳng, tốt nhất là sử dụng thảm tập để giảm thiểu tình trạng bị đau lưng. Sau đó từ từ nâng hai chân lên trên không trung rồi thực hiện thao tác đạp xe như lúc bình thường.
+ Để bài tập có hiệu quả rõ rệt, trong mỗi lượt tập chúng ta nên thực hiện khoảng chừng 30 nhịp, tập tầm 3 hiệp thời gian nghỉ giữa các hiệp là khoảng 15 giây.
4. Lời khuyên dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Điều trị và cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch cần phải có một khoảng thời gian dài cùng với sự nỗ lực vô cùng của người bệnh. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho những người bị suy giãn tĩnh mạch mà chúng ta có thể tham khảo và áp dụng vào đời sống.
4.1 Tăng cường mức độ vận động
Đừng chỉ quan tâm mỗi vấn đề suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không mà hãy dành sự chú ý tới mức độ vận động mỗi ngày của chúng ta. Những người có chế độ làm việc đứng ngồi một chỗ quá lâu như nhân viên văn phòng nên tranh thủ vận động nhiều vào thời gian rảnh. Nếu không có quá nhiều thời gian, mỗi ngày chúng ta chỉ cần dành ra từ 10 đến 15 phút thì quá trình lưu thông mạch máu cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Đối với cả người đang bị suy giãn tĩnh mạch và người chưa bị thì chế độ vận động điều độ luôn là cần thiết. Ngoài hạn chế mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch thì phương pháp này cũng đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.
4.2 Mặc trang phục vừa vặn, đúng size
Chúng ta cứ nghĩ rằng trang phục không ảnh nhiều đến sức khỏe. Điều này là hoàn toàn không được đúng. Việc mặc trang phục vừa vặn là rất cần thiết, giúp chúng ta hoạt động một cách thoải mái. Ngược lại, nếu mang quần áo quá chật và gò bó, các mạch máu sẽ dễ bị tắc nghẽn, tình trạng suy giãn tĩnh mạch vì thế mà cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không những thế, chất liệu quần áo cũng rất quan trọng. Một bộ trang phục có chất liệu thoải mái, co giãn tốt sẽ giúp cho chúng ta giảm được tình trạng bị giãn tĩnh mạch, hoạt động của các mạch máu được đảm bảo diễn ra một cách bình thường.
Qua đó có thể thấy, sau khi biết được việc những người suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không thì thứ tiếp theo chúng ta cần quan tâm và chú ý đến chính là chất lượng trang phục mà chúng ta mặc hằng ngày.
4.3 Tránh việc cơ thể bị tình trạng thừa cân
Nghe có vẻ như không liên quan nhưng những người thừa cân sẽ có khả năng cao hơn trong việc mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi trọng lượng cơ thể quá cao, áp lực lên chân sẽ càng lớn, khiến cho các tĩnh mạch khó có thể hoạt động một cách bình thường.
Bên cạnh việc tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân, chúng ta cần duy trì một chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, thực phẩm ăn nhanh và lối sống lành mạnh để cân nặng được kiểm soát, việc điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ trở nên khả quan hơn.
4.4 Hạn chế mang giày cao gót trong một khoảng thời gian quá lâu
Những chị em phụ nữ thường có sự yêu thích với những đôi giày cao gót bởi tính thời trang mà nó mang lại. Tuy nhiên, lạm dụng cái gì cũng không tốt, giày cao gót cũng vậy, nếu mang với tần suất quá cao sẽ khiến cho đôi chân không thở nổi, mệt mỏi và suy kiệt. Các mạch máu bị chèn ép, hoạt động tuần hoàn không được lưu thông một cách bình thường và ổn định.
Do đó, chúng ta chỉ nên đi giày cao gót trong những trường hợp cần thiết. Ngoài việc chú ý suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến size giày, phải đi đôi giày có size phù hợp, tránh trường hợp giày quá rộng hay quá chật, tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân vì những nguyên nhân này mà sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chúng ta nên chọn cho mình một đôi giày êm ái, dễ dàng trong quá trình hoạt động và di chuyển.
4.5 Kê cao chân trong khi ngủ
Ngoài việc tìm tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, chúng ta có thể kê cao chân trong khi ngủ. Một việc làm nghe có vẻ đơn giản nhưng sẽ mang đến cho bạn một hiệu quả vô cùng bất ngờ đấy.Đây chính là một phương pháp được các ông bà xưa áp dụng nhằm mục đích giảm thiểu việc tích tụ máu ở bàn chân trong khi ngủ, gây ra hiện tượng tê chân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chỉ cần chuẩn bị một dụng cụ kê chân đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm ngủ một cách ngon lành tới sáng mà không lo bị đánh thức.
4.6 Sử dụng vớ đeo hỗ trợ tình trạng giãn tĩnh mạch
Vỡ đeo hỗ trợ giãn tĩnh mạch sẽ tác động lên chân một áp lực vừa phải giúp các tĩnh mạch được bảo đảm hoạt động mà không bị giãn nở thêm. Không những thể, khi đeo loại vớ này, các cơ được hỗ trợ, quá trình lưu thông máu về tim diễn ra thuận lợi hơn.
Phương pháp này cực kỳ phù hợp với những người thường xuyên phải đứng quá lâu, đây chính là một trong những cách hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng suy giảm tĩnh mạch hiệu quả.
4.7 Duy trì một thói quen sống lành mạnh
Sau khi biết được người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không rồi thì chúng ta cần kết hợp tất cả những điều trên, thì việc duy trì một thói quen sống lành mạnh cho mình là điều cần thiết với những người bị suy giãn tĩnh mạch. Tránh tình trạng lười vận động, nằm hoặc ngồi quá nhiều, thường xuyên duy trì một tư thế mà không có sự thay đổi.
Tuy nhiên, những thói quen này chỉ có tác dụng đối với những trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nhẹ và vừa phải. Đối với những người có tình trạng trở nặng hơn, cần phải có sự can thiệp của bác sĩ, thực hiện những phương pháp chuyên sâu để điều trị căn bệnh này một cách dứt điểm.Song song với những lời khuyên bổ ích vừa được nhắc đến, việc sở hữu cho mình một chiếc máy massage chân chính là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Cuộc sống hiện đại như hiện nay cùng tính chất công việc khiến cho khả năng mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch, nhất là tĩnh mạch chân của chúng ta tăng cao. Thông qua bài viết trên, hy vọng mọi người đã có đáp án cho vấn đề suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không và tìm được cho mình những phương pháp hiệu quả trên con đường điều trị chứng bệnh này. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết hay ho của Okachi Nhật Bản chúng tôi để học thêm nhiều điều hay trong cuộc sống nhé!
Bạn có thể xem thêm các bài viết về chăm sóc chân tại Okachi.vn:
Nguyên nhân dẫn của việc ĐAU cổ chân khi chạy bộ là do đâu
Hoạt động sau khi chạy bộ NÊN làm gì là tốt cho sức khỏe
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì và cách điều trị HIỆU QUẢ tại nhà
Bài viết liên quan: