Bài tập chữa đau xương cụt GIẢM ĐAU đơn giản
- 1. Đau xương cụt nguy hiểm như thế nào?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt
- Do chấn thương hoặc va đập tại chỗ
- Xương cụt bị kéo căng lặp đi lặp lại
- Do mang thai
- Ngồi không đúng tư thế
- >>> Đau lưng do ngồi lâu nổi khổ của căn bệnh thời đại. Vậy làm thế nào đeer giảm thiểu vấn đề này. Hãy cùng OKACHI tìm giải pháp.
- Người bị thiếu cân hoặc béo phì
- Xương bị thoái hóa
- Do nhiễm trùng
- Ung thư
- Bệnh lý sản khoa ở phụ nữ
- 3. Bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả cho cả nam lẫn nữ
- 4. Lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa đau xương cụt tại nhà
Đau xương cụt là một bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Nếu bệnh kéo dài và không được khắc phục sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh có thể thực hiện các bài tập chữa đau xương cụt tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh. Cùng OKACHI tham khảo các bài tập chữa đau xương cụt tại nhà vô cùng hiệu quả dưới đây nhé.
1. Đau xương cụt nguy hiểm như thế nào?
Để đánh giá việc đau xương cụt nguy hiểm như thế nào cần dựa trên nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền, sức khỏe của mỗi người,... Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh đau xương cụt đều do bị chấn thương, làm việc sai tư thế hoặc tiến triển từ các bệnh lý đau xương khớp. Với những nguyên nhân này sẽ thường không gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể con người. Nếu ngồi bị đau xương mông có kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì nên cảnh giác:
Đau xương cụt kéo dài hơn 3 tháng khiến cho quá trình vận động bị hạn chế.
Giảm cảm giác hoặc mất cảm giác ở mông
Rối loạn cơ tròn với biểu hiện đại tiểu tiện không tự chủ.
Biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh là teo cơ ở các bộ phận mông, đùi, bắp chân hoặc thậm chí là bị liệt phần chi dưới.
2. Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau xương cụt ở nam giới và nữ giới. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến thường gặp ở người bệnh đau xương cụt.
Do chấn thương hoặc va đập tại chỗ
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau xương cụt. Bạn bất cẩn hoặc không may bị ngã, mông va đập vào vật cứng gây chấn thương trực tiếp tại vùng xương cụt khiến cho xương cụt bị tổn thương, căng cơ, lệch và tổn thương các khớp nối với xương cụt,... Nếu bị thương nhẹ sẽ xuất hiện các vết bầm và đau ê ẩm xung quanh xương cụt. Trường hợp nặng hơn sẽ bị gãy xương. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để biết tình trạng tổn thương và điều trị kịp thời.
Xương cụt bị kéo căng lặp đi lặp lại
Với những người thường xuyên tập luyện các môn thể thao như đua thuyền, đạp xe,.., có tư thế gập người về phía trước dẫn đến phần xương cụt bị kéo căng. Nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dẫn tới việc gập bụng bị đau xương cụt, xương đau nhức và ảnh hưởng xấu đến dây chằng cũng như các cơ xung quanh.
Khắc phục tình trạng đau xương cụt bằng cách tham khảo một số dòng đệm massage đến từ thương hiệu uy tín và chất lượng tại Nhật Bản.
Do mang thai
Tình trạng bị đau xương cụt ở nữ giới thường gặp ở những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Điều này xảy ra là do cơ thể người phụ nữ khi mang thai tiết ra hormone khiến cho các khớp được linh hoạt hơn. Từ đó giúp cho cơ thể mẹ bầu dễ dàng di chuyển. Tuy nhiên, khi người mẹ đi lại hoặc ngồi nhiều sẽ khiến cho dây chằng và các cơ hoạt động, kéo dãn thường xuyên gây đau xương cụt.
Ngồi không đúng tư thế
Ngồi sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đau xương cụt. Nếu có thói quen ngồi sai tư thế mà không điều chỉnh lại tư thế ngồi và tập các bài tập chữa đau xương cụt thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng trở nên nặng hơn.
>>> Đau lưng do ngồi lâu nổi khổ của căn bệnh thời đại. Vậy làm thế nào đeer giảm thiểu vấn đề này. Hãy cùng OKACHI tìm giải pháp.
Người bị thiếu cân hoặc béo phì
Những người bị thừa cân, béo phì do cơ thể có trọng lượng quá lớn sẽ chèn ép gây áp lực lên toàn bộ vùng mông gây đau phần xương cụt. Còn những người bị thiếu cân do không có lớp da thịt để đệm lót mông nên khi ngồi sẽ gặp phải tình trạng các xương, cơ, dây chằng cọ sát. Nếu kéo dài và thường xuyên sẽ dẫn tới viêm mô mềm. Vì vậy, người béo phì và thiếu cân nên thực hiện các bài tập yoga trị đau xương cụt để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe sau này.
Xương bị thoái hóa
Thoái hóa xương là quá trình sinh lý mà cơ thể con người thường gặp phải, đặc biệt là khi về già. Khi xương cụt bị thoái hóa sẽ tạo áp lực và làm hao mòn xương gây nên tình trạng bệnh đau xương cụt.
Không chỉ có bệnh đau xương cụt làm cuộc sống của chúng ta mất đi sự hạnh phúc mà bệnh đau vai gáy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Cùng OKACHI tìm hiểu cách ứng phó với bệnh đau vai gáy hiệu quả ngay nhé.
Do nhiễm trùng
Ở vị trí xương cụt rất ít khi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh cầu trùng, chẳng hạn như bị áp xe ở phần khe mông hoặc cạnh xương cụt cũng khiến cho việc đi lại và ngồi bị đau xương mông.
Ung thư
Đây là nguyên nhân hiếm gặp của bệnh đau xương cụt. Mặc dù vậy vẫn có một số người bị đau xương cụt do ung thư xương hoặc bệnh ung thư di căn đến các bộ phận trên cơ thể.
Bệnh lý sản khoa ở phụ nữ
Nữ giới bị viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc đặt vòng tránh thai hay mắc các bệnh về phụ khoa.... cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau xương cụt. Mặc dù vậy không thể khẳng định chỉ nữ giới mới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn mà tình trạng bị đau xương cụt ở nam giới cũng xảy ra phổ biến.
3. Bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả cho cả nam lẫn nữ
3.1. Bài tập ở tư thế con mèo
Khi thực hiện bài tập này sẽ giúp cho phần lưng và bụng được chắc khỏe và dẻo dai hơn. Từ đó hỗ trợ phần cột sống và xương cụt. Đây là một trong những bài tập chữa đau xương cụt đơn giản, hỗ trợ làm giảm đau nhức hiệu quả nhất.
Cách thực hiện bài tập tư thế con mèo:
- Tư thế bò: Chống hai tay và hai đầu gối lên mặt sàn sao cho vuông góc với mặt đất. Hai tay rộng bằng vai, hai gối rộng bằng hông. 4 điểm tiếp xúc tạo thành hình chữ nhật.
- Tiếp theo hít một hơi thật sâu kết hợp cong lưng lên và giữ 5 giây.
- Từ từ thở ra đồng thời võng lưng xuống và giữ 5 giây.
- Đưa lưng về vị trí giữa như ban đầu và thả lỏng.
- Thực hiện động tác 5 - 10 lần.
3.2. Bài tập yoga tư thế chim bồ câu
Bài tập giảm đau xương cụt tư thế chim bồ câu giúp kích thích quá trình lưu thông máu, phần xương chậu được mở rộng, lưng và khớp gối được kéo dãn từ đó cải thiện được tình trạng bệnh.
Cách thực hiện bài tập yoga tư thế chim bồ câu:
- Bắt đầu với tư thế quỳ, hai bàn tay và hai đầu gối chống xuống đất. Hai cánh tay đặt thẳng bằng vai, cùng hướng với cơ thể, đặt lòng bàn tay úp xuống đất.
- Đầu gối trái đưa về phía trước, gập chân đặt về phía sau sao cho mắt cá chân hướng về mông bên phải.
- Đưa chân phải thẳng về phía sau và giữ cho đầu gối úp chạm xuống đất.
- Kéo người về phía trước để cơ thể được kéo căng và thư giãn.
- Giữ yên tư thế chim bồ câu trong vòng 30 giây và đổi bên.
Với những người chưa từng làm quen với bộ môn yoga thì tư thế này thật sự là một bài tập khá khó khăn. Vì vậy để bệnh đau xương cụt được mau chóng khỏi, bạn nên tham khảo chiếc súng massage với nhiều công dụng tuyệt và vời mang đến hiệu quả cao.
3.3. Tư thế rắn hổ
Tư thế rắn hổ mang giúp cột sống, các cơ xung quanh mạnh và cứng hơn. Các đốt sống lưng và xương chậu được kéo giãn tuyệt đối. Vì vậy mà đây được coi là bài tập cho người đau xương cụt vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang:
- Cơ thể nằm sấp, hai bàn tay chạm đất dang rộng bằng vai.
- Hít sâu nâng ngực và hai vai lên, phần bụng và hông chạm đất. Với tư thế này bạn cần dùng cơ bụng để gia tăng sức mạnh.
- Ngực mở rộng, hai mắt nhìn thẳng. Chú ý không nhướn cổ về phía trước.
- Giữ tư thế trong 5 nhịp thở. Khi nằm áp xuống sàn bạn cần phải thở ra. Thực hiện động tác 5 lần mỗi ngày để chữa đau xương cụt.
3.4. Vặn người
Bài tập vặn người sẽ tác động vào phần lưng dưới làm giảm căng cơ và tăng thêm sức mạnh cho ngực, cột sống và xương cụt.
Cách thực hiện bài tập vặn người:
- Bắt đầu bài tập giảm đau xương cụt với tư thế ngồi, các ngón chân và chân duỗi thẳng đưa về phía trước.
- Tiếp theo, gập chân trái rồi đưa bàn chân ra ngoài bên cạnh mông phải. Rìa ngoài của bàn chân trái tiếp xúc với mặt sàn.
- Tay trái vòng ra bên ngoài đầu gối phải và ôm mé trong của bàn chân phải.
- Giữ tư thế ngồi đảm bảo lưng thẳng hết mức có thể. Tay phải đưa thẳng trước mặt, mắt nhìn thẳng vào mũi tay phải.
- Từ từ vặn người di chuyển thân người, cánh tay và đầu sang bên phải.
- Tại phần thắt lưng cố gắng vặn người một cách nhiều nhất có thể. Chú ý không được sử dụng phần cơ lưng để vặn người.
- Gập khuỷu tay phải để vòng ra sau lưng, bàn tay ôm vào hông trái.
- Cuối cùng, thả lỏng tay và chân trở về vị trí cũ. Đổi chân và thực hiện với bên còn lại
Mời bnaj cùng tham khảo qua hàng loạt mẫu ghế massage hạng phổ thông đang có mặt tại OKACHI.
3.5. Căng cơ kết hợp gấp hông
Bài tập chữa đau xương cụt này giúp cho phần hông được kéo dãn và linh hoạt hơn.
Cách thực hiện bài tập:
- Quỳ trên sàn. Sau đó đưa một chân ra trước, gập đầu gối vuông góc với mặt sàn.
- Chân còn lại đưa ra sau, ống chân và đầu gối chạm mặt đất.
- Ngực và lưng thẳng đứng. Đặt tay lên đầu gối chân trước để tạo sự cố định.
- Hóp phần xương chậu và hơi nghiêng người về phía trước.
- Giữ yên tư thế trong khoảng 20 - 30 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lại.
3.6. Bài tập tư thế trẻ em
Bài tập tư thế trẻ em là một trong các bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả trong việc kéo dài cột sống, tăng thêm sức mạnh ở cơ sàn chậu và làm giảm đau phần thắt lưng. Bởi, nó tác động chủ yếu lên phần cột sống, cơ mông, đùi và xương chậu giúp kéo căng các bộ phận.
Cách thực hiện bài tập tư thế trẻ em:
- Đặt bàn tay và đầu gối lên mặt sàn, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, mở rộng hai đầu gối và bàn chân hơi khép, hai ngón chân cái chạm vào nhau, phần lưng thẳng với vai và mông.
- Tiếp theo, từ từ kéo mông trở lại chạm vào gót chân, đồng thời hai bàn tay úp xuống, các ngón tay phải duỗi thẳng, Phần bụng chạm đùi, lưng kéo căng và thẳng để duỗi cột sống. Trán gần chạm mặt sàn. Với tư thế này, bạn cũng có thể đặt cạnh tay ở bên cạnh cơ thể và lòng bàn tay hướng lên trên để thư giãn.
- Hít thở nhẹ nhàng trong 5 nhịp rồi đưa người trở về vị trí ban đầu.
3.7. Động tác chân đơn ôm gối
Bài tập đau xương cụt với động tác chân đơn ôm gối sẽ tác động lên phần ức đòn chũm và xương chậu, giúp các cơ được căng và thư giãn.
Cách thực hiện:
- Tư thế nằm ngửa, hai chân mở rộng và duỗi thẳng.
- Gập chân đưa đầu gối về phía trước ngực.
- Giữ đầu gối và kéo từ từ xuống ngực.
- Giữ tư thế trong 30 giây rồi thực hiện với bên còn lại.
4. Lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa đau xương cụt tại nhà
Các bài tập yoga trị đau xương cụt chia sẻ ở trên đều dễ thực hiện và có thể tập tại nhà một cách an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các bài tập, bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo tập đúng tư thế, thực hiện bài tập theo đúng hướng dẫn. Nếu tập sai tư thế có thể gây chấn thương các khớp và cơ bị ảnh hưởng.
- Cường độ và thời gian tập phù hợp với tình trạng bệnh. Không quá lạm dụng các bài tập, tránh tập luyện quá sức khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trước khi tập luyện, bạn nên khởi động nhẹ nhàng để làm giãn cơ và làm ấm cơ thể, giúp làm hạn chế các chấn thương. Sau khi tập xong hãy thả lỏng cơ thể khoảng 10 phút để thư giãn.
- Duy trì tập luyện các bài tập đều đặn mỗi ngày. Để các bài tập được hiệu quả, mỗi lần tập nên thực hiện trong vòng 30 phút.
- Nếu tình trạng bệnh không cải thiện và các bài tập không làm giảm cơn đau thì nên dừng tập luyện và gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Để các bài tập trị đau xương cụt tại nhà có hiệu quả, bạn cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Một trong số đó là chiếc ghế mát xa toàn thân vừa cải thiện và chăm sóc sức khỏe cá nhân và cả gia đình bạn.
Các bài tập chữa đau xương cụt chia sẻ ở trên đều dễ dàng thực hiện, đem lại hiệu quả nhanh chóng. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được các kỹ thuật để tập luyện tại nhà mỗi ngày giúp phòng và chữa đau xương cụt. OKACHI mong rằng bạn sẽ có được một sức khỏe dẻo dai và tinh thần hạnh phúc mỗi ngày.
Các bài tập trị đau khớp gối đơn giản tại nhà
Bài viết liên quan: