#
#
Banner
Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Tin tức về Máy Chạy Bộ/Cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà ĐÚNG, tăng độ bền

Cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà ĐÚNG, tăng độ bền

Việc tìm hiểu cách Bảo dưỡng máy chạy bộ sau khi sử dụng máy đi bộ tập thể dục tại nhà trong một thời gian là vô cùng cần thiết để duy trì độ bền và tuổi thọ cho máy. Máy dễ gặp nhiều vấn đề xảy ra như: Các bộ phận bên trong máy không còn hoạt động được tốt, thường xuyên gặp trục trặc không mong muốn,...Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này, việc bạn cần làm là phải bảo trì máy chạy bộ điện thường xuyên. Khi thực hiện bảo dưỡng máy tập chạy bộ cần quan tâm đến những yếu tố gì? Cùng Okachi theo dõi bài viết này để hiểu thêm nhé!

1. Vì sao bạn cần bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà định kỳ?

cach bao duong may chay bo tai nha don gian

Bất kỳ thiết bị chăm sóc sức khỏe nào khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ dễ gặp phải các vấn đề về kỹ thuật. Vì thế, sau khi lựa chọn mua những thiết bị như máy tập thể dục chạy bộ thì phía nhãn hãng hay cửa hàng sẽ cấp cho các bạn phiếu bảo hành sửa chữa thiết bị.

Nếu đến thời gian cần bảo dưỡng thì bạn cần phải đem thiết bị của mình đến cơ sở mà bạn lựa chọn mua để họ có thể tiến hành bảo trì cho bạn, để máy có thể sử dụng được tốt và lâu hơn. Trường hợp bạn không bảo dưỡng thì máy sẽ rất nhanh bị xuống cấp, lâu dần thì máy sẽ không thể sử dụng được nữa.

2. Chi phí bảo dưỡng máy chạy bộ bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận bảo dưỡng máy chạy bộ với mức chi phí từ 300.000đ - 1.800.000đ cho một lần bảo dưỡng. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí có thể tham khảo các bước hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì máy tập chạy bộ của OKACHI bên dưới đây.

3. Các bộ phận cần được bảo dưỡng trên máy chạy bộ

cac bo phan can bao duong tren may chay bo tai nha

Một thiết bị chăm sóc sức khỏe nói chung hay máy chạy bộ điện nói riêng khi sử dụng đều phải cần một nguồn điện lớn để tiêu thụ và kích hoạt máy. Vì thế, nếu như chúng ta sử dụng trong thời gian dài sẽ dễ gặp phải các trục trặc về kỹ thuật. Khi đó, chúng ta cần phải tiến hành bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ, các bộ phận cần được bảo dưỡng gồm: 

  • Bộ phận thảm cháy bộ 
  • Bộ phận băng tải
  • Bộ phận motor động cơ
  • Bộ phận khung sườn 
  • Các bộ phận khác gồm (tay vịn, bảng kỹ thuật,...).

Ngoài những bộ phận trên thì chúng ta cũng cần phải thường xuyên lau chùi để giúp đỡ bám bụi khi không sử dụng ở xung quanh thân máy để giúp tăng tuổi thọ cho máy.

4. Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà

Lưu ý khi bảo dưỡng, bảo trì máy chạy bộ tại nhà

Sau khi đã nắm được cách bào dưỡng máy chạy bộ, Okachi sẽ chia sẻ đến bạn 8 lưu ý khi bảo dưỡng, bảo trì máy chạy bộ tại nhà

4.1. Đọc kỹ lưu ý trước khi bảo dưỡng

Cần phải đọc kỹ những hướng dẫn trên sách hướng dẫn sau khi mua máy. Nếu như bạn là người mới sử dụng máy chạy bộ tại nhà lần đầu và không biết gì về máy thì cần phải tìm hiểu thật kỹ về hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng đề có thể sử dụng được tốt nhất.

4.2. Nghe tư vấn bảo dưỡng từ nơi mua

Sau khi đã quyết định mua máy chạy bộ thì cần phải liên hệ và hỏi rõ với bên nhân viên nhờ họ tư vấn thật kỹ về việc bảo trì và bảo dưỡng sản phẩm các thiết bị chăm sóc sức khỏe, để họ có thể hướng dẫn chúng ta được những cách sử dụng cụ thể, việc tự bảo trì bảo dưỡng như thế nào, nên sử dụng ra sao, bạn cần phải được bên nhân viên tư vấn để hiểu rõ về thiết bị để khi sử dụng không xảy ra bất cứ sự cố nào khác.

4.3. Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng

Chuẩn bị trước khi tiến hành bảo dưỡng

Những dụng cụ cần thiết để có thể bảo dưỡng, bảo trì được mà các bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Những dụng cụ cần thiết để sửa chữa: ốc, tua, vít,...
  • Dầu tra băng tải
  • Motor động cơ để thay thế
  • Khăn để lau sạch sau khi đã vệ sinh xong máy chạy bộ (lưu ý nên chọn khăn bông to, dễ thấm hút).

4.4. Đặt máy chạy bộ đúng vị trí

Để bảo quản giúp máy chạy bộ tại nhà được bền, hoạt động tốt và sử dụng được lâu dài thì bạn cần lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp. Vị trí đặt phải bằng phẳng, không nghiêng, có thể chịu được sức nặng tốt.

  • Lời khuyên từ chuyên gia để bảo quản máy tập chạy bộ tốt, bạn nên đặt chiếc lên chiếc thảm. Điều này sẽ giúp cho máy chạy êm, mượt hơn, không gây ra những tiếng ồn khó chịu. Bên cạnh đó, đặt thảm phía dưới máy còn giúp hạn chế được sự ma sát giữa máy với nền nhà gây trầy xước sàn nhà.

  • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đặt máy ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc với nước và các vật dễ dẫn điện. Máy chạy bộ phải được đặt ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển.

  • Đặc biệt, vị trí đặt máy chạy bộ cần rộng rãi, cách xa các vật dụng khác ít nhất 1m để đảm bảo an toàn.

4.5. Sử dụng theo hướng dẫn nhà sản xuất

Khi bảo quản máy chạy bộ an toàn, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nhà sản xuất để nâng cao hiệu quả tập luyện và đảm bảo tuổi thọ của máy. Khi chạy trên máy chạy bộ bạn cần mang giày nhẹ, đế mềm để giữ cho độ bên băng chuyền.

Trước khi bạn bắt đầu chạy, hãy đứng trên hai bên của máy đi bộ cho đến khi dây đai chạy bộ sẵn sàng sử dụng. Điều này tránh tình trạng các linh kiện bị ẩm mốc nếu để lâu ngày không sử dụng.

4.6. Không tắt máy tập chạy bộ một cách đột ngột

Để bảo quản máy đi bộ như thế nào cho tốt. Đầu tiên, khi bạn đang tập luyện chạy bộ trên máy với vận tốc chạy nhất định, nếu bạn muốn dừng tập thì cần lưu ý giảm từ từ vận tốc xuống đến nhỏ nhất rồi tắt máy. Tuyệt đối bạn không nên tắt máy đột ngột.

Theo kinh nghiệm của chuyên gia, để động cơ của máy thích nghi với nguồn điện thì bạn phải sử dụng nguồn điện 220V để đảm bảo ổn định, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

4.7. Thường xuyên vệ sinh máy để ngăn chặn bụi bẩn

Vệ sinh máy chạy bộ là bước bảo quản máy chạy tại nhà cần thiết và quan trọng để kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia cho rằng, bụi bẩn có thể là nguyên nhân khiến tăng ma sát làm ảnh hưởng đến tốc độ của máy. Khi sử dụng máy chạy bộ, định kỳ bạn nên lau nhẹ bằng khăn sạch để tránh sơn bị bong tróc.

4.8. Hạn chế tập máy khi thời tiết ẩm

Để bảo quản máy tập đi bộ trong nhà tốt, tránh hư hỏng, ẩm mốc cho các linh kiện điện tử bên trong bạn không chỉ nên cho máy chạy ở nơi khô ráo, thoáng mát mà còn nên hạn chế tập luyện trong thời tiết ẩm ướt.

Thời tiết Việt Nam vào ban ngày thường có hiện tượng ẩm. Ngày nay, hơi ẩm trong không khí xâm nhập vào các linh kiện của máy móc đang hoạt động, rất khó vệ sinh, dễ sinh gây mốc và nguy cơ hư hỏng máy móc đang hoạt động là khá cao.

5. Cách bảo quản máy tập chạy bộ sau khi sử dụng

Bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà cần phải tìm hiểu những phương pháp liên quan đến kỹ thuật để khi bắt tay vào thực hiện vệ sinh sẽ dễ dàng hơn, Okachi sẽ gợi ý những thao tác của 4 cách bảo dưỡng dưới đây:

5.1. Tránh để nước thấm vào

Khi tiến hành lau chùi và vệ sinh thường chúng ta chỉ nên lau phía bên ngoài khung. Bạn tuyệt đối không để nước hay dung dịch thấm và các bộ và thiết bị bên trong của máy. Vì khi để nước hay dung dịch vệ sinh thấm rất dê gây chập điện, dẫn đến cháy nổ.

5.2. Lau chùi, vệ sinh máy thường xuyên

Khi tiến hành lau chùi và vệ sinh thì chúng ta nên sử dụng những loại khăn sạch để vệ sinh cho máy chạy bộ. Bạn có thể thực hiện các bước để lau chùi như: Lau và vệ sinh bên ngoài khung → Lau và vệ sinh đến xung quanh phần bảng kỹ thuật (lau khô). Nên lựa chọn những loại khăn to, dễ thấm để có thể chùi được nhiều vết bẩn trên máy (tiết kiệm được thời gian giặt và chùi rửa khăn).

5.3. Kiểm tra nguồn điện của máy

Cách bảo dưỡng cơ bản máy chạy bộ sau khi sử dụng

Nguồn điện cũng cần chúng ta phải tiến hành kiểm tra thường xuyên để tránh những rủi ro về chập điện, hay điện bị quá tải. Bạn nên chú ý nhất là ở phần bảng thông số kỹ thuật và bộ phận thảm chạy. Nếu có các vấn đề gì xảy ra thì chúng ta có thể tìm được những phương pháp giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến máy tập gây nhiều hậu quả khác.

5.4. Thiết lập thông số hợp lí

Cuối cùng, là bạn cần thiết lập một thông số máy chạy bộ hợp lý. Cũng tương tự như những thiết bị và máy tập chăm sóc sức khỏe khác, nếu như bạn sử dụng máy chạy bộ hết công suất thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng máy bị quá tải. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong máy dẫn đến hư hỏng nhanh hơn.

Một lời khuyên dành cho các bạn là chỉ nên thiết lập thông số tập ở mức vừa phải. Ví dụ như các bạn tập thường xuyên thì nên thiết lập thông số máy ở mức trung bình xen lẫn 1 - 2 ngày là chạy mức cao để đảm bảo không bị quá tải.

6. Hướng dẫn bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ đúng quy trình

Hướng dẫn bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ đúng quy trình

Sau đây là những quy trình bảo dưỡng máy chạy bộ mà Okachi muốn chia sẻ đến bạn như sau:

6.1. Bảo dưỡng thảm chạy

Để bảo dưỡng thảm chạy bộ đúng cách thì các bạn cần phải thực hiện đúng quy trình như sau:

  • Bước 1: Bạn cần phải mở máy chạy bộ lên ở vận tốc từ mức thấp đến cao.
  • Bước 2: Bạn tiến hành mở máy hút bụi lên để hút sạch hết những bụi bẩn trên thảm chạy bộ.
  • Bước 3: Tùy theo tần suất bạn cũng có thể theo dõi khu vực đặt máy để có thể thuận tiện làm sạch máy dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn cần kiểm tra lại thảm chạy một lần nữa để xem chỉnh thảm máy chạy bộ có bị quá căng, hay còn chưa lắp đúng chỗ thì chỉnh cho đến khi bật máy thảm chạy lại bình thường nhé.

6.2. Tra dầu băng tải 

Tiếp theo, chúng ta có thể tra dầu băng tải máy cháy bộ, điều này sẽ giúp cho máy sẽ hoạt động được tốt hơn. Việc tra dầu bằng bảng tải thường sẽ thực hiện sau khi máy chạy bộ hoạt động được hơn 30h và chạy được hơn 150km. Các bạn có thể thực hiện tra dầu thủ công hoặc tự động, các bước thực hiện như sau:

Tra dầu thủ công:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần lật thảm chạy bộ lên hoặc nới lỏng thảm.
  • Bước 2: Bạn cần nhấc hai bên của thảm lên rồi tra dầu băng tải. Việc này có thể giúp làm giảm độ ma sát của thảm chạy.
  • Bước 3: Sau khi tra dầu xong bạn sẽ đặt tấm thảm về đúng vị trí ban đầu và nhớ làm căng lại.

Tra dầu tự động: Phương pháp tra dầu tự động thường sẽ được các cửa hàng sử dụng khi bạn đem thiết bị của mình đến để bảo trì, các loại dầu thường được dùng sẽ là Elip bolt và Elip Aurora.

6.3. Kiểm tra ván máy chạy

Phần ván cũng sẽ cần phải kiểm tra thường xuyên, các bước thực hiện kiểm tra như sau:

  • Bước 1: Bạn cần bôi/tra mỡ định kỳ cho hai vòng bi của 2 đầu trục ở phía trước và phía sau
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra xem thử ván máy chạy bộ bị lỗi hay hư hỏng gì không, nếu có thì bạn có thể báo cáo lại với đơn vị cửa hàng để tiến hành bảo hành.

6.4. Bảo dưỡng động cơ máy

Bộ phận Motor, động cơ theo như phía nhà sản xuất thì sau khi sử dụng trong một thời gian đều cần phải kiểm tra định kỳ, cách kiểm tra máy motor máy chạy bộ như sau:

  • Bước 1: Bạn cần tiến hành thực hiện tra mở các vòng bi của động cơ.
  • Bước 2: Tiến hành thay phần động cơ chổi than, phần bo mạch bên trong động cơ nếu như bạn đã sử dụng hết (trung bình thời gian để thay đổi chổi động cơ sẽ từ 2 - 3 năm sau khi sử dụng).
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn sẽ vệ sinh lại các bộ phận trong phần chổi than và dùng khăn mềm để lau sạch đi phần bụi của chổi than và động cơ sau khi vệ sinh. Sau đó, tiến hành lắp đặt đặt lại các thiết bị và bắt vít lại thật chặt để máy chạy bộ có thể hoạt động lại bình thường.

6.5. Kiểm tra chi tiết kỹ thuật của máy

Các chi tiết kỹ thuật mà bạn cần phải kiểm tra thường xuyên như: lớp băng tải, ván máy chạy,...vì sau một thời gian chúng ta sử dụng thì phần này sẽ dễ bị lún xuống gây ảnh hưởng đến các chi tiết và bộ phận khác trong máy. Vì thế, việc kiểm tra thường xuyên, sẽ giúp bạn biết được độ căng của băng tải ra sao để có thể kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

6.6. Bảo dưỡng chi tiết kỹ thuật trên máy

Sau khi đã kiểm tra xong các chi tiết kỹ thuật trên máy thì tiếp theo bạn cần phải thực hiện những phương pháp bảo dưỡng phù hợp. Một lời khuyên đó chính là nếu như máy tập đi bộ của bạn chỉ bị ảnh hưởng bởi phần thảm chạy thì bạn có thể tự sửa chữa tại nhà.

Tuy nhiên, khi máy chạy bộ bị ảnh hưởng bởi những bộ phận kỹ thuật bên trong thì bạn cần phải đem đến các cửa hàng đã mua máy để nhân viên có thể tiến hành bảo trì cho bạn, tránh việc tự sửa chữa những bộ phận quan trọng vì việc này sẽ dễ gây ảnh hưởng đến máy tập.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết với chủ đề: Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà đơn giản, dễ áp dụng này có thể giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc “người bạn thể dục đồng hành” này của mình. Đừng quên luôn cập nhật và theo dõi những bài viết mới nhất về chủ đề chăm sóc sức khỏe từ Okachi, bạn nhé!

Sau đây là một số dòng máy chạy bộ tại OKACHI:

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow