Ngủ dậy bị đau lưng nguyên nhân và cách điều trị PHÙ HỢP
Tình trạng ngủ dậy bị đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Dù là lý do nào thì đau lưng khi ngủ dậy cũng mang đến sự khó chịu và bất tiện cho cuộc sống của bạn. Hãy cùng Okachi Nhật Bản chúng tôi tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này.
1. Tại sao ngủ dậy bị đau lưng?
Có một số yếu tố và nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau lưng như:
Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ không đúng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng sau khi thức dậy. Tư thế ngủ không tốt sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống, làm mất đi đường cong tự nhiên và lâu dần gây đau lưng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chúng ta.
Bệnh nhân đau lưng thường do ngủ sai tư thế:
Nằm sấp gây căng thẳng cho cột sống và tăng áp lực lên các khớp. Để cải thiện tình hình, bạn nên chọn một chiếc gối phù hợp với khoảng cách giữa cổ và vai, kê thêm một chiếc gối dưới đầu gối khi ngủ.
Nằm ngửa là một cách giúp giữ thẳng cột sống. Nhưng nó vẫn gây đau lưng nếu không nâng đỡ được độ cong tự nhiên của cột sống. Nằm ngủ nghiêng được cho là tư thế tốt nhất để tránh đau lưng.
Nằm nghiêng sẽ ít bị triệu chứng đau lưng hơn. Nhưng vẫn có thể gây lệch cột sống nếu cột sống mất thăng bằng. Bạn có thể giảm nguy cơ đau lưng ở tư thế này bằng cách chọn một chiếc gối phù hợp với khoảng cách giữa cổ và vai, đi ngủ với chiếc gối giữa hai đầu gối cao ngang hông.
Nệm kém chất lượng
Đau lưng khi ngủ dậy có thể do bạn nằm nệm cũ hoặc chất lượng kém đã mất độ đàn hồi, quá cứng hoặc quá mềm đều sẽ có tác động xấu đến lưng. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên thay đổi nệm để giảm đau lưng và khó chịu, giúp giảm căng thẳng cho cột sống.
Hoạt động vận động quá sức vào hôm trước
Khi bạn làm việc quá sức hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạnh sẽ gây căng thẳng cho cột sống, các cơ và dây chằng cũng bị kéo căng quá mức. Từ đó gây nên cảm giác đau lưng, nhất là khi thức dậy vào buổi sáng.
Để giảm thiểu tình trạng đau lưng đặc biệt khi ngủ dậy bị đau lưng cũng như cải thiện các vấn đề về sức khỏe, bạn nên chú ý đến các tư thế hoạt động của bản thân trong quá trình vận động đặc biệt khi làm việc với cường độ cao. Tương tự khi chơi thể thao, nên khởi động kỹ, kéo giãn cơ đúng cách để ngày hôm sau giảm đau lưng và cứng cơ.
2. Thời gian ngủ dậy hay bị đau lưng?
Việc đau lưng thường là do chúng ta giữ nguyên tư thế không đúng trong một thời gian dài. Những lúc làm việc hoặc ngồi xem tivi ít hoạt động cũng có thể xảy ra tình trạng đau lưng. Nhưng thường đau lưng sẽ xuất hiện sau các giấc ngủ. Các giấc ngủ ngắn hay ngủ trưa thì ít bị đau lưng khi thức dậy hơn so với một giấc ngủ dài buổi tối. Thường sau 8 tiếng buổi tối trải qua 1 giấc ngủ sâu, thời gian nằm dài thì sáng ngủ dậy bị đau lưng là tình trạng hay xảy ra với mọi người.
3. Vị trí lưng hay bị đau sau khi ngủ dậy
Đau lưng xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi với một số đặc điểm và vị trí đau khác nhau. Ví dụ: đau lưng trên, đau lưng dưới, …
Đau lưng trên
Phần lưng trên là bộ phận chịu nhiều tác động từ hoạt động của đầu, cổ và tay. Người bệnh khi bị đau lưng trên thường có cảm giác đau nhức, ê ẩm. Tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lưng trên có thể là hiện tượng căng cơ cơ bản, xảy ra khi người bệnh hoạt động quá sức hoặc vận động sai tư thế. Cơn đau thoáng qua cũng xuất hiện khi người bệnh đứng lâu và nâng vật nặng hoặc do chấn thương thể thao nhẹ ... Hơn nữa, những người thường xuyên căng thẳng, lạm dụng thuốc, thiếu canxi, ngủ ít cũng dễ bị hiện tượng ngủ dậy bị đau lưng trên.
Đau lưng giữa
Vị trí đau lưng giữa thường liên quan đến tư thế nằm đệm khi ngủ trên giường cứng. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi chơi thể thao, vận động quá sức.
Đau thắt lưng (đau lưng dưới)
Thắt lưng là khu vực hỗ trợ hầu hết các chuyển động của trọng lượng và phần trên cơ thể. Do đó, ngủ dậy bị đau lưng dưới có thể do chấn thương cơ học hoặc các rối loạn liên quan đến cơ xương khớp. Người bệnh bị đau lưng dữ dội hoặc đau âm ỉ. Ở nam giới, đau lưng thường là dấu hiệu của bệnh thận và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, đau lưng dưới thường là do làm việc nặng quá sức hoặc khuân vác nặng.
Sáng ngủ dậy bị đau lưng dưới là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường thấy ở các nhân viên văn phòng ngồi nhiều ít vận động.
Đau lưng dưới gần mông
Vị trí đau thắt lưng gần hông thường bị nhầm lẫn với đau thắt lưng. Vị trí này nằm trên đầu xương chậu, nơi thường cử động và uốn dẻo, giúp hông xoay trở trong quá trình vận động.
Hầu hết các cơn đau ở vị trí này là do tổn thương dây chằng, cơ, khớp hoặc đĩa đệm chủ yếu do ngồi nhiều, ít vận động, cơ thể thiếu canxi hoặc bị stress lâu ngày.
4. Ai hay bị đau lưng khi ngủ dậy?
Tình trạng đau lưng khi ngủ dậy thường gặp ở trường hợp sau:
4.1. Người có bệnh về cơ xương khớp
Tình trạng ngủ dậy bị đau lưng đặc biệt là bị đau cột sống lưng khi ngủ dậy là triệu chứng rất thường gặp ở người lớn tuổi. Thông thường tình trạng này nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt như người có bệnh về cơ xương khớp, thoái hóa đĩa đệm, đau cơ xơ hóa, chấn thương cột sống....đau lưng khi ngủ dậy mặc dù còn trẻ tuổi.
4.2. Phụ nữ mang thai
Sự phát triển của thai nhi đã chèn ép vô tình khiến mẹ bầu ngủ dậy hay bị đau lưng. Đa số phụ nữ mang thai thường hay bị đau ngay vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Những thay đổi trong giai đoạn thai kỳ như cơ bụng yếu đi, cơ lưng căng ra và sự xuất hiện hormone thai kỳ có thể khiến cho mẹ bầu bị đau lưng và việc chạy bộ khi mang thai cũng có thể khiến lưng và chân của các mẹ bầu trở nên khó chịu. Hầu hết các cơn đau trở nên nghiêm trọng vào tháng 5-7 của thai kỳ. Đau lưng có thể rất nghiêm trọng ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, loại đau lưng này thường tự biến mất sau khi sinh con.
5. Tip giúp bạn sáng ngủ dậy không bị đau lưng
Đau lưng vào buổi sáng khiến bạn cảm thấy tê mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng công việc ngày hôm đó. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và lo lắng.
Không chỉ vậy, những cơn đau lưng thường khiến bạn đau nhức, ê ẩm. Về lâu dài sẽ trở thành bệnh đau lưng mãn tính và làm giảm sức đề kháng. Đó là lý do tại sao bạn cần thực hiện các biện pháp để nhằm cải thiện tình trạng thức dậy bị đau lưng, chẳng hạn như:
Giãn cơ
Khi nằm trên giường, duỗi tay qua đầu càng cao càng tốt và duỗi thẳng chân theo hướng ngược lại. Sau đó đưa gối sát vào ngực và giữ cho lưng được căng. Sau khi ngồi dậy, đặt hai bàn chân rộng bằng vai trên sàn, sau đó đứng lên, vươn hai tay qua đầu và duỗi thẳng toàn bộ cơ thể.
Bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau lưng khi ngủ dậy
Các bài plank
Bắt đầu ở tư thế nằm với các ngón chân hướng xuống dưới.
Đặt bàn tay của bạn ở một góc 90 °, rộng bằng vai. Nâng người lên khỏi mặt đất, giữ yên cơ thể và chịu toàn bộ trọng lượng lên bàn tay và ngón chân.
Giữ thẳng lưng, mông và chân, đồng thời siết chặt cơ bụng, nhìn thẳng về phía trước hoặc xuống sàn. Hít thở đều đặn và giữ trong khoảng 10 giây.
Từ từ hạ dần cánh tay xuống đến lúc cơ thể chạm sàn. Sau một thời gian làm quen, bạn có thể kéo dài thời gian lên 20-30 giây.
Tư thế rắn hổ mang
Bắt đầu ở tư thế nằm trên sàn, lòng bàn tay úp xuống dưới vai, khuỷu tay và cánh tay gần với cơ thể.
Từ từ nâng cơ thể bằng cánh tay, bước về phía trước và giữ cổ thẳng. Giữ nguyên tư thế trong 10-15 giây rồi hạ xuống.
Uốn cong đầu gối
Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm, như thể bạn đang cố gắng ngồi trên ghế.
Giữ đầu gối của bạn cong một góc 90 ° và cẩn thận không bắt chéo các ngón chân của bạn.
Thở ra khi bạn uốn cong đầu gối và hít vào khi bạn trở lại vị trí đứng. Lặp lại động tác nhẹ nhàng trong 10 lần.
Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát tốt cân nặng và giảm đau cho hệ cơ xương khớp. Thực hành tốt này cũng giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các hình thức tập thể dục đơn giản như đi bộ, tập xe đạp thể dục tại nhà có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc giảm đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng quá mức có thể gây tình trạng ngủ dậy bị đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên dành thời gian thư giãn như nghỉ ngơi, tập thể dục, thiền, xoa bóp… Theo thời gian, cường độ cơn đau có thể giảm dần và khỏi hẳn. Khi thiền, tất cả những gì bạn phải làm là tập trung vào hơi thở và ngừng suy nghĩ, bắt đầu thiền khoảng 1 phút, sau đó tăng dần thời gian.
Tắm nước ấm sau khi ngủ dậy
Nước ấm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ và giảm đau. Người bệnh có thể ngâm người trong nước ấm bồn tắm hoặc tắm dưới vòi hoa sen nhiệt độ ấm để xương khớp được thư giãn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể nhúng khăn vào nước ấm, vắt ráo nước và ấn nhẹ vào lưng.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp giảm đau nhanh chóng cho các trường hợp căng cơ, giãn cơ, giảm đau do chấn thương… Sử dụng các loại thảo mộc, muối, cám hoặc gạo để chườm nóng đã được áp dụng từ lâu đời. Phương pháp cụ thể này có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị đau lưng nói chung.
Ăn uống lành mạnh
Tăng cường thực phẩm giàu canxi, hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhanh. Tránh xa các chất kích thích, cà phê và thuốc lá khi điều trị đau lưng. Đau lưng là một triệu chứng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi vị trí đau là biểu hiện phản ánh về những vấn đề riêng biệt. Vì vậy người bệnh bắt buộc phải xác định rõ ràng cơn đau của mình nằm ở đâu để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Để chấm dứt tình trạng ngủ dậy bị đau lưng bạn có thể áp dụng các phương pháp hữu ích mà Okachi đã chia sẻ ở trên. Hoặc bạn có thể đầu tư các dòng máy massage mini giúp hỗ trợ cho việc giảm đau lưng hiệu quả. Một sản phẩm đa dụng hữu ích cho sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình yêu thương của bạn.
Mời bạn tham khảo thêm các dòng máy massage đa năng của Okachi nhé:
Xem thêm các bài viết khác:
Ngồi nhiều có tốt cho SỨC KHỎE cơ thể hay không?
Ngồi ghế massage nhiều có tốt không và bao lâu nên ngồi 1 lần
Bài viết liên quan: