Bà bầu massage có TỐT không và LỢI ÍCH khi mẹ bầu đi massage
Bà bầu trong quá trình mang thai sẽ thường có một số sự thay đổi về vóc dáng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, thậm chí là phù nề chân, đau nhức lưng,... Để cải thiện các triệu chứng này, mẹ bầu nên quan tâm đến các liệu pháp thư giãn massage tốt cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu massage có tốt không và cần lưu ý gì để quá trình massage cho bà bầu mang lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chính xác và cụ thể nhất!
1. Bà bầu massage có tốt không?
Có, việc massage cho mẹ bầu sẽ đưa đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn thai nhi. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc massage toàn thân hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu được áp dụng đúng phương pháp.
2. Massage cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu như mẹ bầu được massage đúng kỹ thuật và vị trí thì sẽ không gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nếu như được massage đúng cách thì thai nhi sẽ được tăng cường cung cấp oxy, giúp cho em bé tăng cân tốt hơn. Cuối cùng thì massage cho bà bầu còn giúp quá trình trở dạ diễn ra nhanh chóng, giảm bớt đau đớn khi mẹ sinh bé.
3. Lợi ích của mát xa cho bà bầu
Để giải đáp thắc mắc bà bầu massage có tốt không thì xin mời bạn xem qua các lợi ích mà massage đem đến cho mẹ bầu.
Cải thiện sức khỏe cho mẹ và thai nhi
Bà bầu đi massage có sao không? Nhờ massage, các bà bầu sẽ được xoa dịu các triệu chứng đau mỏi xương khớp, đau nhức bàn chân nhanh chóng,... Sau khi các cơn đau giảm đi thì mẹ bầu sẽ chịu khó hoạt động hơn rất nhiều. Thông qua đó, tình trạng sức khỏe cũng sẽ được cải thiện và hệ miễn dịch được tăng cường. Hơn nữa, thực phẩm nạp vào cũng sẽ được chuyển hóa nhanh chóng, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể một cách toàn diện.
Giảm triệu chứng chuẩn bị cho sinh
Việc massage sẽ giúp bà bầu giảm các triệu chứng chuẩn bị cho sinh cũng như giúp quá trình sinh em bé bớt đau hơn. Vì thế, khi ai đó hỏi rằng bầu có nên massage không? Bạn có thể trả lời có vì những lợi ích massage bầu tuyệt vời này nhé!
Bảo vệ sức khỏe thai nhi
Một trong những lợi ích của quá trình massage bà bầu chính là ở việc bảo vệ sức khỏe thai nhi rất tốt. Bởi những động tác nhẹ nhàng của những chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp thai nhi của bạn cảm nhận được sự tồn tại của người mẹ. Đồng thời đây cũng là bước đầu tiên để thai nhi làm quen với thế giới bên ngoài và phát triển trí lực khá tốt.
Tuần hoàn máu và thải độc cho cơ thể
Nếu vẫn có băn khoăn chưa biết bà bầu massage có tốt không? Bạn có thể nhớ rằng quá trình massage sẽ giúp mẹ bầu tăng cường tuần hoàn máu đến tim, nhau thai và tử cung. Lượng máu cần thiết của mẹ bầu có thể tăng thêm 60% so với thời kỳ trước khi mang thai. Bên cạnh đó, hệ thống máu và hệ bạch huyết trong cơ thể mẹ bầu cũng sẽ được tuần hoàn tốt hơn khi massage.
Giảm triệu chứng đau nhức, phù nề chân
Nhờ vào việc massage đúng cách, bà bầu sẽ giảm được các vấn đề liên quan đến đau nhức hoặc hiện tượng phù nề chân. Do bị hạn chế vận động nên bà bầu rất cần được massage để tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể và bớt bị sưng khớp xương.
Giảm rạn da và sổ bụng sau sinh
Khi được Massage, tính đàn hồi của da và mô dưới của mẹ bầu sẽ được tăng lên. Nhờ đó, da sẽ căng mịn hơn cũng như giảm tình trạng rạn da và sổ bụng sau sinh rất hiệu quả.
Tránh được triệu chứng táo bón thai kỳ
Vào tháng cuối thai kỳ, hầu hết các bà bầu đều gặp phải tình trạng bị táo bón. Tuy nhiên, nếu được massage thì hội chứng này sẽ rất hiếm khi xảy ra.
Giảm tình trạng sinh non
Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng những mẹ bầu được quan tâm, chăm sóc thân thể tốt thường ít rơi vào tình trạng sinh non hơn so với những mẹ bầu không được massage cơ thể.
4. Các loại massage phù hợp cho bà bầu
Vậy có các loại hình massage nào phù hợp cho bà bầu, cùng xem ngay nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết.
Massage toàn thân
Bà bầu ngồi ghế massage được không? Vì bà bầu không thể tự massage cho bản thân nên sử dụng ghế massage cũng là một sự lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, bà bầu không nên dùng bất kỳ máy massage nào để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định. Nếu áp dụng đúng các phương pháp massage toàn thân với ghế massage, da của bà bầu sẽ được tăng độ đàn hồi và giảm các triệu chứng rạn da rất tốt.
Massage chân
Vậy bà bầu massage chân có sao không? Như đã trình bày ở phần trên, massage bà bầu sẽ giúp hiện tượng phù nề và đau nhức chân ít xảy ra hơn ở các mẹ bầu. Vốn dĩ, chân là một trong những huyệt đạo và bộ phận cần được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận khi mang thai. Khi được massage chân đúng cách, quá trình lưu thông máu của bà bầu cũng hiệu quả hơn.
Xem thêm các loại máy mát xa mặt cầm tay mới nhất của Okachi
Massage lưng
Lưng chính là chính là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mang thai bụng lớn. Bởi đây là bộ phận có vai trò chống đỡ toàn cơ thể cho mẹ bầu. Hầu hết các bà bầu đều sẽ đau lưng, cho nên việc chăm sóc và massage vùng này thực sự sẽ giúp ích rất nhiều cho cả quá trình thai kỳ của mẹ và bé.
Massage bụng
Sau khi đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu massage có tốt không bằng những lợi ích nêu trên, bạn cũng nên biết rằng, việc massage vùng bụng cho mẹ bầu có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi khá tốt. Đồng thời giúp mẹ bầu thêm thoải mái, thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu cũng như giảm tình trạng rạn da khi mang thai.
Ngoài những loại hình massage kể trên, rất nhiều bà bầu quan tâm tới massage da mặt để cải thiện da trong quá trình mang thai. Vậy bà bầu có nên massage mặt không? Có bầu massage mặt được không? Làn da phụ nữ trong thời kỳ thai nghén luôn nhạy cảm hơn so với bình thường, do đó cần đảm bảo liệu pháp làm đẹp của bạn không chứa bất cứ hóa chất nào có retinoid vì nó ẩn chứa nguy cơ gây hại tới thai nhi.
Câu trả lời cho vấn đề bà bầu có nên đi massage mặt không là có thể nhé! Bà bầu hoàn toàn có thể massage mặt từ tháng thứ 4 của thai kỳ mà ít gặp phải nguy cơ sinh non.
5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện bà bầu massage
Khi massage cho bà bầu cần lưu ý để mang lại hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn một cách hiệu quả nhất, hãy theo dõi ngay phần sau đây:
Chỉ nên được thực hiện bởi người có chuyên môn và kinh nghiệm
Massage bầu có nguy hiểm không? Nếu quá trình massage được thực hiện bởi những người có chuyên môn thì sẽ không nguy hiểm. Bởi chỉ những người có kỹ thuật massage chuyên nghiệp mới biết đâu là những thao tác chính xác nhất để thực hiện an toàn và hiệu quả.
Thông thường, họ sẽ không massage mạnh ở những vùng nhạy cảm như bụng và ngực. Đồng thời, để tránh gây ra động thai hoặc chuyển dạ sớm, họ cũng không xoa bóp quá lâu và sâu các vị trí mắt cá chân, gót chân, ngực, bụng.
Tránh vùng bụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Khi đã nhận được câu trả lời đối với vấn đề bà bầu massage có tốt không, mẹ bầu cũng nên biết tránh massage vùng bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lưu ý: Bà bầu nên đi massage khoảng 2 buổi/tuần, dần tăng lên ở những tháng cuối. Tuy nhiên khi mang bầu từ tháng thứ 5, bà bầu nằm ngửa khi massage có thể bị mệt mỏi, hạ huyết áp.
Tránh sử dụng các loại tinh dầu không an toàn
Để đảm bảo lợi ích của massage bầu, các mẹ cần trao đổi kỹ với những người sẽ thực hiện bài massage cho mình về loại tinh dầu nên sử dụng. Lưu ý tránh những tinh dầu không an toàn và ưu tiên chọn loại dầu massage không mùi, không chất bảo quản và không chất hóa học. Lý do là vì chúng có khả năng khiến mẹ bầu buồn nôn, trong một vài trường hợp có thể gây co tử cung.
Thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ loại massage nào
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có nên ngồi ghế massage hay nên thực hiện các loại massage như thế nào, hãy tham khảo ý kiến của đội ngũ bác sĩ chuyên môn và nhân viên y tế. Các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để đưa ra lời khuyên hợp lý nhất có thể.
Okachi hy vọng những thông tin giải đáp về bà bầu massage có tốt không trên đây đã giúp ích được cho bạn. Nếu tuân thủ theo các lưu ý trong bài viết cũng như lựa chọn được loại hình massage phù hợp nhất, mẹ bầu chắc chắn sẽ có thể nâng cao được sức khỏe cho cả bản thân mình và thai nhi. Đừng quên truy cập ngay vào website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé!
Xem các bài viết liên quan khác
Tác dụng của máy massage cầm tay
Bà bầu có nên dụng máy massage cầm tay
Cách sử dụng máy massage cầm tay
Máy massage cầm tay nào tốt
Bài viết liên quan: