Bật nhảy có tăng chiều cao không và cách bật nhảy CHUẨN
Bật nhảy tăng chiều cao không hiện đang là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người đang thuộc lứa tuổi dậy thì. Bởi vì nhiều thông tin cho rằng, bật nhảy chỉ là động tác tập thể dục bình thường và không hỗ trợ trong việc tăng chiều cao, thực sự có phải vậy? Mời các bạn cùng OKACHI theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
1. Bật nhảy có tăng chiều cao không?
Ngoài việc tập thể dục tăng chiều cao một cách hiệu quả thì bật nhảy cũng là bài tập thể dục tăng chiều cao tốt mà được nhiều người lựa chọn bởi tính đơn giản cũng nó.. Việc bật nhảy đều đặn có thể kích thích sự phát triển của xương khớp, khuyến khích quá trình khoáng hóa xương, và làm tăng chiều dài và mật độ xương. Khi nhảy lên không trung, cơ thể không còn chịu áp lực của trọng lượng, xương không bị nén và có thể tăng trưởng về chiều dài và độ dày. Nhờ đó, quá trình tăng chiều cao diễn ra tốt hơn. Nếu bạn đang kiếm một bài tập đơn giản mà hỗ trợ tăng chiều cao tốt, bài tập bật nhảy là sự lựa chọn tốt cho bạn.
2. Bật nhảy tác động thế nào đến chiều cao của bạn?
2.1 Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp
Tất cả các bài tập đều hỗ trợ và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Riêng với động tác bật nhảy cơ bản, tác động trực tiếp vào xương ở phần chân, hông và lưng cũng được tác động mạnh mẽ. Bật nhảy hàng ngày giúp các bạn có thể cải thiện được các khớp ở chân, cổ chân và sẽ hạn chế tối đa việc chấn thương khi tham gia các bộ môn thể thao khác.
2.2 Giúp tăng mật độ xương
Ở tuổi dậy thì, cũng là độ tuổi phát triển chiều cao tốt nhất. Lúc này, xương của các bạn cần được cải thiện để tăng cường vóc dáng của bản thân. Mật độ xương cũng cho thấy được khối lượng của lượng xương của mình. Bật nhảy cũng là bài tập hỗ trợ tăng mật độ xương rất tốt. Việc luyện tập liên tục sẽ giúp duy trì mật độ xương, là điều kiện giúp xương phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2.3 Hỗ trợ giảm cân
Bật nhảy liên tục giúp hỗ trợ đốt cháy calo một cách tối đa. Những bạn đang lo lắng về cân nặng của mình thì có thể áp dụng liền bài bật nhảy này để giảm cân hiệu quả. Cân nặng ty lệ thuận với chiều cao của bạn nên để bạn có vóc dáng đẹp thì nên ngoài việc giảm cân các bạn nên tăng chiều cao nữa.
2.4 Kích thích xương phát triển toàn diện
Trong trạng thái tự nhiên, cơ thể của chúng ta có hệ xương bị đè nén, điều này đồng nghĩa rằng xương cần được giải phóng để có thể tăng trưởng và phát triển. Bật nhảy với các động tác lên xuống tạo cơ hội cho các đầu xương dài có thể kéo dài hơn, giúp cơ thể phát triển chiều dài. Ngoài ra, việc bật nhảy còn mang lại những lợi ích khác:
- Hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp và tim mạch.
- Cải thiện khả năng phối hợp và linh hoạt của các bộ phận.
- Tăng cường sự săn chắc của cơ bắp.
- Đem lại cảm giác thư giãn tinh thần.
Tìm hiểu thêm: Máy chạy bộ trong nhà giúp phát triển thể chất đang được ưa chuộng hiện nay
3. Độ tuổi thích hợp nhất để bật nhảy tăng chiều cao
Bài tập bật nhảy là bài tập buổi sáng dành cho mọi lứa tuổi, cũng là một hoạt động đơn giản, mà ai cũng có thể dễ dàng học tập. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tốt nhất về tăng chiều cao và duy trì sức khỏe của xương khớp, thì độ tuổi phù hợp để thực hiện bài tập này là từ 6 tuổi trở lên. Lý do cho điều này là hệ xương đã phát triển đến một mức độ nhất định về cấu trúc, giúp xương có khả năng chịu đựng các tác động từ bài tập. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên thực hiện quá nhiều bài tập bật nhảy, vì xương của trẻ còn yếu, điều này có thể gây tổn thương cho cơ, xương, khớp, và thậm chí các cấu trúc như gân, dây thần kinh, và mạch máu trong chân. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vận động phù hợp với độ tuổi của họ.
4.Các động tác bật nhảy giúp tăng chiều cao
4.1 Động tác bật nhảy tại chỗ
Để bật nhảy đúng cách, bạn có thể tuân thủ các bước sau:
- 1. Bắt đầu từ tư thế đứng thẳng, đặt hai chân cách nhau một khoảng bằng chiều rộng của hông. Hai tay được mở ra hai bên, lòng bàn tay hướng xuống.
- 2. Cong đầu gối giống như tư thế ngồi xổm, sau đó bật nhảy lên cao nhất có thể.
- 3. Khi cơ thể đang ở trạng thái trên không, kéo đầu gối về phía ngực sao cho đầu gối chạm vào lòng bàn tay.
- 4. Khi tiếp đất, mở rộng hai chân ra với khoảng cách bằng chiều rộng của hông, đồng thời hơi cong đầu gối.
Đây là một động tác cơ bản của bộ môn nhảy xa khi tập đúng chuẩn thì thành tích ở bộ môn nhảy xa sẽ được nâng cao rõ rệt.
4.3 Động tác nhảy ếch
Để thực hiện bài tập bật nhảy, bạn có thể tuân thủ các bước sau:
- 1. Đứng với hai chân mở rộng hơn vai, và hơi chếch bàn chân ra phía ngoài.
- 2. Ưỡn ngực nhẹ, giữ lưng thẳng, đẩy hông ra sau để ngồi xổm xuống càng thấp càng tốt, và đặt đầu ngón tay ở giữa hai bàn chân.
- 3. Bật nhảy lên cao, đồng thời vung tay về phía trước.
- 4. Khi tiếp đất, hạ thấp người một cách nhẹ nhàng và trở về tư thế ngồi xổm, sẵn sàng cho lần bật nhảy tiếp theo.
4.3 Động tác nhảy bước trên ghế
Trước khi nhảy, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc ghế chắc chắn để luyện tập. Để thực hiện bài tập, các bạn thực hiện các bước sau:
- Tư thế đứng thẳng, thả lỏng hai tay.
- Đưa một chân lên ghế, chân còn lại giữ nguyên dưới đất.
- Ưỡn ngực ra trước, ngửa hai vai, ấn mạnh chân trái để có lực bật nhảy cao và đồng thời đổi lại qua chân phải lên ghế. Bằng cách nhảy cao như vậy sẽ giúp hạn chế việc vấp chân vào ghế và xảy ra những chấn thương không mong muốn.
- Thực hiện liên tục động tác trong vòng 10-15 lần.
4.4 Động tác bật nhảy lên bục
Trước tiên bạn cần chuẩn bị một cái bục thật chắc chắn. Để thực hiện bài tập, các bạn thực hiện các bước sau:
- Đứng đối diện với bục, tạo khoảng cách 30-50cm, và hai chân hướng rộng bằng hông.
- Hơi cong đầu gối và đưa hai tay ra phía sau.
- Vung mạnh tay về phía trước và bật nhảy lên để đứng trên bục. Khi tiếp đất, giữ tư thế với đầu gối hơi cong.
- Đứng lên từ bục, sau đó bước xuống mặt đất và tiếp tục tập luyện.
4.5 Động tác Jump squat
Dưới đây là cách thực hiện bài tập:
- Đứng thẳng trên sàn, hai chân rộng bằng vai, và hai tay nắm trước ngực.
- Khuỵu đầu gối để thực hiện động tác squat.
- Bật nhảy lên một cách mạnh mẽ, tiếp đất bằng mũi chân và trở về tư thế squat.
- Lặp lại các bước trên để thực hiện bài tập.
5. Những lưu ý quan trọng khi bật nhảy tăng chiều cao
Bật nhảy là một trong những bài thể dục buổi sáng hiệu quả và đơn giản nhất. Và để tận dụng tối đa lợi ích của bài tập bật nhảy để tăng chiều cao, hãy tuân thủ những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Khởi động và giãn cơ: Đừng bỏ qua giai đoạn khởi động trước khi tập và việc giãn cơ nhẹ sau khi tập để chuẩn bị cơ thể và giúp phục hồi chức năng của cơ xương của bạn.
- Tuân thủ kỹ thuật và cường độ: Thực hiện bài tập theo đúng kỹ thuật, điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp để tránh chấn thương trong quá trình tập và sau khi tập.
- Tránh tập khi chấn thương: Không nên tập khi cơ thể, đặc biệt là chân, đang gặp chấn thương để tránh làm tổn thương thêm.
- Tăng dần độ khó: Bắt đầu bằng những bài tập bật nhảy đơn giản và dần dần tăng độ khó, tăng số lần tập để cơ thể từ từ thích nghi và phát triển.
- Lựa chọn trang phục và mặt sàn tập phù hợp: Chọn những trang phục tập thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tập trên một bề mặt phẳng và vững chắc, tránh những nơi có địa hình gồ ghề.
- Ăn uống hợp lý: Trước khi tập, hãy tránh ăn quá no. Nên ăn một bữa nhẹ từ 30 - 45 phút trước khi tập để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động vận động.
- Bổ sung nước: Hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi tập để giúp phục hồi sức lực và bù đắp lượng nước mất đi.
- Kết hợp với các bài tập khác và thể thao: Kết hợp bài tập bật nhảy với các bài tập khác hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác để thúc đẩy tốc độ tăng chiều cao một cách hiệu quả.
Qua bài viết trên, OKACHI đã giải đáp được vấn đề là bật nhảy có tăng chiều cao không? Và những lưu ý cần lưu ý lúc bật nhảy để hạn chế chấn thương. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình vận động thể thao của mình. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hãy luôn khám phá các bài viết trên OKACHI để thêm những kiến thức về sức khỏe bổ ích khác nhé.
Bài viết liên quan: