Các cách chống lạnh khi bơi để hỗ trợ sức khỏe BẢN THÂN
Bơi lội là một môn thể thao lành mạnh và hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe cũng như tình thần của mọi người. Nhưng liệu bơi trong nước lạnh có lợi ích gì? Những cách chống lạnh khi bơi tại hồ nước lạnh là gì? Hãy cùng OKACHI khám phá hết bài viết dưới đây nhé.
1. Những lợi ích và tác hại khi bơi trong nước lạnh
1.1 Lợi ích khi bơi trong hồ bơi lạnh
- Kích thích chuyển hóa: Khi bạn bơi ngoài trời, cơ thể hoạt động mạnh mẽ để giữ nhiệt và điều này đồng nghĩa với việc bạn đốt cháy nhiều calo hơn. Khi bơi trong nước lạnh, cơ thể phải làm việc khốc liệt hơn để chuyển đổi chất béo thành năng lượng. Điều này khiến việc tập luyện bơi trở nên hiệu quả hơn, giúp đốt cháy calo một cách đáng kể.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Khi nhảy vào nước lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ sẽ kích thích tim hoạt động mạnh hơn, đẩy máu đến các cơ quan. Việc tuần hoàn máu tốt hơn cải thiện khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp làn da trở nên sáng khỏe và tươi trẻ hơn.
- Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng: Mọi người đều biết rằng việc tập thể dục giúp tạo ra endorphin, đó cũng là các chất dẫn truyền thần kinh có lợi cho tâm trạng và giúp giảm căng thẳng của bạn. Khi bơi lội, sự chuyển động êm dịu cùng sự tập trung cao độ giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Nó tương tự như việc thiền định khi bạn lướt qua mặt nước. Hơn nữa, việc ngâm mình trong nước lạnh kích thích cảm giác khó chịu trên da, và cơ thể tự động tạo ra nhiều endorphin hơn, mang lại cảm giác phấn khích hơn khi rời khỏi nước.
- Ngủ giấc ngon hơn: Điều thú vị là, việc bơi thường xuyên cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nước lạnh kích thích hệ thống thần kinh giao cảm, giúp thân thể bạn thư giãn hơn. Điều này giúp thúc đẩy cảm giác thư thái và yên bình, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Khi thường xuyên ngâm mình trong nước lạnh, bạn trải qua một trạng thái gọi là sốc nhiệt. Sự kích thích này thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, giúp tăng sản xuất tế bào bạch cầu và chất chống oxy hóa. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh tim. Thực sự, niềm phấn khích của việc bơi dưới nước lạnh vượt xa những khó khăn ban đầu khi bạn chìm vào nước ở nhiệt độ bình thường.
1.2 Tác hại khi bơi trong nước lạnh
Tuy nhiên, việc bơi dưới nước lạnh trong vùng nước chảy, như sông hoặc hồ bơi, cũng mang theo một số rủi ro tiềm ẩn.
- Hạ thân nhiệt: Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm dưới 35°C (so với nhiệt độ bình thường từ 36,5°C đến 37,5°C), và điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này đặc biệt đáng lo ngại cho những người bơi dưới nước chảy tự nhiên, đặc biệt là trong những tháng lạnh giá nhất.
- Sốc nước lạnh: Đây là một phản ứng ngắn hạn của cơ thể khi bạn nhảy vào nước lạnh. Nó khiến các mạch máu trên da co lại và làm tim hoạt động nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng gây ra một phản xạ thở hổn hển và thở nhanh. Hiện tượng sốc nước lạnh thường kéo dài khoảng 90 giây. Để tránh sốc nước lạnh, hãy tiếp tục chìm xuống nước từ từ, tránh nhảy hoặc nhúng cả cơ thể một cách đột ngột.
- Cước tay chân: Dù bạn không bị cước tay chân khi bơi ở nhiệt độ băng giá, nhưng chúng có thể xuất hiện nếu bạn làm nóng cơ thể quá nhanh sau khi bơi trong nước lạnh. Những vết sưng đỏ nhỏ trên da (thường xuất hiện ở ngón tay và ngón chân sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh) thường không nguy hiểm, nhưng chúng có thể gây ngứa và không thoải mái. Để giảm tình trạng này, hãy đảm bảo rằng bạn không làm nóng cơ thể quá nhanh sau khi bơi dưới nước lạnh.
- Nguy cơ đuối nước: Đương nhiên, luôn có nguy cơ đuối nước mỗi khi bạn tiếp xúc với nước, và ngay cả những người bơi giỏi nhất cũng có thể bị đuối nước nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
2. Một số cách chống lạnh khi bơi để đạt hiệu quả tốt nhất
2.1 Chọn trang phục phù hợp
Để đảm bảo an toàn khi bơi trong nước lạnh, bước đầu bạn nên làm là chọn những đồng phục bơi phù hợp với mình, đặc biệt là bộ đồ bơi có khả năng giữ nhiệt tốt. Một số lưu ý khi chọn trang phục bơi như sau:
- Chất liệu: nên chọn những bộ đồ có chất liệu bằng neoprene dạng xốp với kết cấu chặt chẽ. Bởi chất liệu này rất ít bị hư khi gặp ánh nắng mặt trời cũng như trời mưa, ngoài ra sẽ giúp bạn không bị mất nhiệt và hạn chế tối đa tác động của Clo lên người bạn.
- Độ dày của bộ đồ thường sẽ từ 1mm đến 10mm, nếu nước ở nhiệt độ thường thì bạn chỉ cần mặc loại co giãn bình thường là được, còn trường hợp nước khá lạnh thì bạn nên chọn loại đồ giữ nhiệt dạng drysuit để hỗ trợ giữ nhiệt tốt hơn. Với trẻ em, các phụ huynh nên chọn các loại áo bơi trẻ em loại dày hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Chọn bộ đồ phù hợp với bản thân, tránh quá chật vì sẽ làm khó chịu lúc bơi và hạn chế quá rộng vì nước sẽ vào bên trong sẽ giảm thiểu khả năng giữ nhiệt.
2.2 Hâm nóng, khởi động trước khi bơi
Khởi động trước khi bơi nhằm làm nóng các cơ trên cơ thể, hạn chế việc chuột rút trong quá trình bơi và giảm khả năng bị sốc nhiệt. Đặc biệt, khi bạn bơi ở hồ bơi lạnh, bạn càng phải nên khởi động kỹ để tránh khả năng bị sốc nhiệt, đồng thời sẽ giúp bạn kéo được dài thời gian bơi hơn và sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi bạn bơi ở nhiệt độ bình thường.
2.3 Khóa huyệt trước khi bơi
Một số bước các khóa huyệt trước khi xuống bơi nước lạnh, cụ thể như sau:
- Bước 1: Khởi động trên cạn: mục đích để làm nóng người trước khi xuống nước
- Bước 2: Các bạn ngâm chân xuống nước, nhằm làm quen với nhiệt độ của nước
- Bước 3: Các bạn ngậm một ngụm nước và rửa mặt tại hồ nước lạnh để cơ miệng cũng như cơ mặt quen với nhiệt độ tại hồ.
- Bước 4: Lấy nước xoa gáy, xoa đỉnh đầu 20 lần.
- Bước 5: Lấy thêm ngụm nước xoa ngực và xoa rốn 20 lần. Bởi đây là những huyệt quan trọng, khi xoa nước nhiệt độ thấp các huyệt sẽ đóng lại và sẽ đảm bảo an toàn cho bạn.
- Bước 5: Xoa mông và cột sống 20 lần giúp cơ thể càng quen dần, bởi sau phần hông cũng là một điểm huyệt quan trọng trong cơ thể.
- Bước 6: Bước cuối cùng, bạn sẽ lấy nước xoa hết hết người hoặc là dội nước vào cơ thể. Đồng thời sẽ thở nước khoảng 1-2 phút nữa là đã hoàn thành bài khóa huyệt khi bơi nước lạnh rồi nhé.
2.4 Bơi nhanh
- Di chuyển nhanh trong nước là một cách hiệu quả để giữ cơ thể ấm cơ thể. Khi bơi nhanh, bạn đang tạo ra nhiều hoạt động và sức nóng bên trong cơ thể. Việc tạo ra sự chuyển động và tạo áp lực trong nước giúp cơ thể tạo ra nhiệt độ nội bộ cao hơn, ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh. Bơi nhanh cũng là một cách để tạo ra sự lưu thông máu tốt hơn, giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ và mô trong cơ thể.
- Khi các bạn bơi nhanh, hãy tập trung vào việc duy trì kỹ thuật bơi đúng và mạnh mẽ. Sử dụng kỹ thuật từ chân và tay, và giữ tư thế cơ thể thẳng và nằm ngang trên mặt nước. Cố gắng giữ tốc độ và giảm tốc độ quá nhiều, vì điều này có thể làm mất đi lượng nhiệt đang được tạo ra trong cơ thể.
- Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng việc bơi nhanh trong nước lạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mệt mỏi. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc lạnh đến mức không thể tiếp tục, hãy ra khỏi nước và tìm cách thức khác để làm nóng cơ thể. Quan trọng nhất, đừng vượt quá giới hạn cá nhân của mình và luôn tuân thủ các biện pháp an toàn khi bơi trong nước lạnh.
2.5 Bơi theo nhóm bạn
- Bơi cùng nhóm bạn hoặc dưới sự giám sát của một người khác là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn khi bơi trong nước lạnh. Bơi theo nhóm không chỉ tạo ra một môi trường vui vẻ và đầy thú vị, mà còn đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với tình huống nguy hiểm một mình.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố, như mệt mỏi, hạ thân nhiệt hay nguy cơ đuối nước, bạn sẽ có người có khả năng giúp đỡ và tìm cách giải quyết tình huống nhanh chóng. Vả lại, khi bơi cùng nhóm bạn, thân nhiệt của mỗi người sẽ cộng hưởng cho nhau sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn khi bơi một mình, qua đó sẽ giúp cơ thể bạn làm quen với nhiệt của nước nhanh hơn bình thường và sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi bơi dưới nước lạnh.
2.6 Hạn chế thời gian bơi trong nước lạnh
- Khi bạn bơi trong nước lạnh, cơ thể sẽ tiếp xúc với nhiệt độ thấp, gây ra mất nhiệt nhanh hơn và có thể gây lạnh quá mức. Do đó, hạn chế thời gian tiếp xúc với nước lạnh sẽ giúp đảm bảo an toàn và tránh những vấn đề sức khỏe.
- Nếu bạn cảm thấy quá lạnh hoặc bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi bơi trong nước lạnh, hãy ra khỏi nước ngay lập tức và tìm cách làm nóng cơ thể. Điều này có thể bao gồm mặc quần áo ấm hoặc áo khoác, sử dụng khăn tắm để khô cơ thể và tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
3. Một số lưu ý khác khi bơi dưới nước lạnh để đảm bảo an toàn
Khi bơi dưới nước lạnh trong mùa đông, có những lưu ý quan trọng bạn nên tuân thủ để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ:
- Lựa chọn địa điểm bơi an toàn: Đảm bảo bạn bơi ở một địa điểm an toàn và được giám sát. Tránh bơi ở các khu vực có dòng chảy mạnh, vùng sâu hoặc nơi có nguy cơ đông băng.
- Chuẩn bị trang phục và phụ kiện phù hợp: Mặc áo bơi phù hợp và có thể bổ sung áo khoác bơi, mũ bơi, găng tay và giày bơi để bảo vệ cơ thể khỏi lạnh.
- Hâm nóng cơ thể trước khi bơi: Trước khi bước vào nước lạnh, hãy làm nóng cơ thể bằng cách chạy nhẹ, tập thể dục nhẹ hoặc tập giãn cơ. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và làm nóng cơ thể.
- Giữ ấm đầu và cổ: Mất nhiệt nhanh nhất thường xảy ra qua đầu và cổ, vì vậy hãy đảm bảo bạn đội mũ bơi hoặc mũ có thể giữ ấm và bơi nhẹ nhàng để giữ cho đầu và cổ khô ráo.
- Bơi theo nhóm và có người giám sát: Luôn bơi cùng với bạn bè hoặc trong một nhóm, và hãy đảm bảo có người giám sát từ xa. Nếu có vấn đề xảy ra, người khác có thể giúp đỡ và cung cấp sự hỗ trợ kịp thời.
- Theo dõi thời gian bơi: Hạn chế thời gian bơi trong nước lạnh, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu. Bơi một khoảng thời gian ngắn và dần dần tăng lên khi cơ thể thích nghi với nhiệt độ.
- Theo dõi cảm giác và biểu hiện của cơ thể: Luôn lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn ở trong nước lạnh lâu mà vẫn cảm thấy chưa quen thì bạn nên lên bờ và làm ấm ngay.
- Thực hiện các biện pháp phục hồi sau khi bơi: Khi bạn kết thúc buổi bơi, thay quần áo khô ngay lập tức và uống nước ấm hoặc đồ uống ấm để làm nóng cơ thể từ bên trong.
- Kiểm tra điều kiện thời tiết: Trước khi đi bơi, hãy kiểm tra điều kiện thời tiết và nhiệt độ nước. Nếu quá lạnh hoặc điều kiện không an toàn, hãy xem xét việc hoãn hoặc hủy bỏ hoạt động bơi của bạn.
Qua bài viết vừa rồi, OKACHI đã hỗ trợ giải đáp thắc mắc về những lợi ích khi bơi trong nước lạnh, cũng như cách chống lạnh khi bơi tại những hồ nước nhiệt độ thấp. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn những phương pháp bơi lội của bản thân. Đừng quên luôn theo dõi các bài viết trên OKACHI để nhận lại được những kiến thức về sức khỏe hữu ích khác nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết.
Bài viết liên quan: