#
#
Banner
Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Kinh Nghiệm Hay/Chạy điền kinh là gì và kỹ thuật chạy NHANH mà KHÔNG MỆT

Chạy điền kinh là gì và kỹ thuật chạy NHANH mà KHÔNG MỆT

Hiện nay, bộ môn chạy điền kinh là một bộ môn thể thao không hề xa lạ với chúng ta nhưng ít ai hiểu rõ về bộ môn thể thao điền kinh này. Tuy nó không hot như bóng đá hay những môn thể thao khác nhưng môn thể thao này cũng không kém phần thú vị. Những ai chưa rõ chạy điền kinh là gì, gồm những loại nào thì hãy cùng đồng hành cùng Okachi Nhật Bản chúng tôi trong bài viết này nhé. 

1.  Chạy điền kinh là gì?

Chạy điền kinh là gì?

Trong các cuộc thi trong nước và thế giới, chúng ta thường xuyên nghe đến cái tên môn thể thao điền kinh nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ được môn thể thao này. Vậy tóm lại điền kinh hay chạy điền kinh là gì, cùng tìm hiểu với nội dung dưới đây.

1.1. Khái niệm

Chạy điền kinh là một môn thể thao tập hợp những hoạt động cơ bản của con người, môn thể thao này. Từ ngữ này thực chất là một từ Hán Việt, dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy vòng bên ngoài của sân (kinh). Bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp.

1.2. Ý nghĩa của môn điền kinh

Khi mà đời sống xã hội của người dân ở các nước ngày càng hiện đại và phát triển thì con người lại trở nên ít vận động. Do đó, ý nghĩa của môn điền kinh hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các bài tập thể dục thường xuyên.

Điền kinh giúp cho sự trao đổi chất trong cơ thể con người hoạt động tốt hơn, từ hệ thống thần kinh, các giác quan đến tim mạch và hô hấp. Từ đó có thể giúp không chỉ vận động viên mà mỗi người chúng ta tham gia điền kinh nâng cao kỹ thuật và thể lực. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho các vận động viên mà nó còn phổ biến trong cộng đồng xã hội ngày nay. Vậy cụ thể các môn của chạy điền kinh là gì?

2. Các môn điền kinh gồm những nội dung nào?

Điền kinh gồm những môn nàoĐiền kinh là môn thể thao rất phong phú và đa dạng các thể loại nên điền kinh đã chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc thi đấu, một số các môn điền kinh phổ biến như:

2.1. Chạy

Chạy

Khi nhắc đến chạy điền kinh là gì thì chúng ta không thể không nhắc đến nội dung phổ biến nhất đó là chạy. Nội dung thi chạy điền kinh bao gồm:

2.1.1. Chạy nước rút

Chạy nước rút là một trong những bộ môn thi chạy lâu đời nhất. Vận động viên sẽ phải thực hiện chạy cự ly ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn làm sao để nhanh nhất, đến đích tốn ít thời gian nhất có thể. Ba sự kiện chạy nước rút hiện đang được tổ chức phổ biến bao gồm: 100 mét, 200 mét và 400 mét. 

2.1.2. Chạy cự ly trung bình

Chạy cự ly trung bình về cơ chế cũng tương tự như chạy nước rút, ai về đích đầu tiên sẽ là người chiến thắng, chỉ khác về quãng đường chạy thì nó sẽ dài hơn so với chạy nước rút, phổ biến nhất hiện nay là chạy 800 mét, 1500 mét và 1 dặm.

2.1.3. Chạy đường dài

Chạy đường dài về cơ chế cũng tương tự như 2 loại trên và chỉ khác về độ dài quãng đường. Có ba nội dung phổ biến của bộ môn này trong các cuộc thi điền kinh gồm: 3000 mét, 5000 mét và 10.000 mét. 

2.1.4. Chạy đua tiếp sức

Khái niệm chạy điền kinh là gì có ý nghĩa gì với môn chạy đua tiếp sức. Môn chạy đua tiếp sức, thông thường một đội gồm có bốn vận động viên chạy. Mỗi người sẽ phải chạy hoàn thành khoảng cách quy định của họ trước khi trao dùi cui cho đồng đội, sau khi chạy hết phần của mình thì vận động viên đó sẽ trao dùi cui cho đồng đội và người tiếp theo tiếp tục chạy tương tự như người trước.

2.1.5. Chạy vượt rào

Với bộ môn chạy vượt rào thì hiện nay các hình thức chạy vượt rào phổ biến nhất là 100m vượt rào dành cho nữ, 110m vượt rào dành cho nam và 400m vượt rào dành cho cả nam và nữ.

2.2. Nhảy

Nhảy

Để giải thích khái niệm chạy điền kinh là gì ngoài chạy ra thì chúng ta phải nhắc đến bộ môn nhảy. Trong điền kinh, nội dung nhảy được chia làm 4 loại như sau:

2.2.1. Nhảy xa

Nhảy xa còn được gọi là nhảy rộng, là một môn thể thao của điền kinh. Các vận động viên sẽ chạy một đoạn ngắn để lấy đà và nhảy vào một khu vực hố cát và người chiến thắng là người nhảy xa nhất.

2.2.2. Nhảy 3 bước

Cũng tương tự như nhảy xa, nhảy ba bước diễn ra trên đường đua hướng về một hố cát. Các vận động viên chạy dọc theo đường chạy để lấy đà và thực hiện một cú bật nhảy, một tiếp mặt đất và sau đó nhảy cú cuối cùng vào hố cát.

2.2.3. Nhảy cao

Nhảy cao là môn thể thao chạy và giậm nhảy bằng một chân để qua xà ngang. Các vận động viên có một bước chạy ngắn để lấy đà và sau đó nhún chân nhảy lên để bay người và nhảy qua một thanh ngang rồi ngã trở lại khu vực hạ cánh có đệm mà không có sự hỗ trợ của bất kì dụng cụ nào. 

2.2.4. Nhảy sào

Nhảy sào được biết đến là môn thể thao trong đó vận động viên sẽ sử dụng một cây gậy dài (cây sào) và mềm dẻo như là một công cụ để hỗ trợ cho việc vận động viên nhảy qua một thanh xà ngang.

2.3. Ném 

Chạy điền kinh là gì, ngoài bộ môn chạy, nhảy còn có bộ môn ném đẩy được hiểu là vận động viên sử dụng bằng sức của cánh tay làm cho vật cầm trong tay rời đột ngột và di chuyển nhanh trong không gian đến một đích nhất định. Nội dung ném đẩy bao gồm các loại sau:

2.3.1. Ném tạ

Ném tạ là môn thể thao ném một quả cầu bằng tạ. Động tác của môn thể thao này là nắm một quả cầu được ôm trong vai và xoay tư thế 180 độ và ném ra xa với khoảng cách càng xa càng tốt.

2.3.2. Ném đĩa

Ném đĩa là một trong các môn thể thao trong điền kinh, với mục tiêu chính là ném một vật có trọng lượng nhất định được gọi là đĩa, càng xa càng tốt. Các vận động viên ném một chiếc đĩa hình tròn từ một vòng tròn có đường kính 2,5m đã định sẵn và thay phiên nhau ném một loạt xem ai xa nhất thì sẽ là người chiến thắng.

2.3.3. Ném lao

Khi thực hiện phóng lao, vận động viên phải thực hiện hai động tác: chạy đà và phóng lao. Vận động viên phải chạy một đoạn ngắn trên một đường chạy và sau đó ném phóng lao đi xa nhất có thể so với vạch ném. 

2.3.4. Ném búa

Ném búa cần công cụ gồm một quả cầu kim loại và được gắn vào một dây thép được kẹp chặt. Môn thể thao này yêu cầu vận động viên sự tập trung và tốc độ để đạt được thành tích tốt. Các động tác của nó bao gồm nắm sợi dây thép lắc quả cầu kim loại theo vòng tròn xung quanh vị trí ném 2,3 vòng để lấy đà. Trọng lượng của quả cầu kim loại mà vận động viên dùng để ném là 16 pound (7,26kg) và sợi dây kèm theo phải đo từ 1,175 m đến 1,215 m. Giống như các nội dung ném khác, các vận động viên thi xem ai ném búa xa nhất thì đó là người chiến thắng.

2.4. Đi bộ thể thao

Đi bộ thể thao

Đi bộ thể thao thuộc bộ môn điền kinh nhờ khái niệm của bộ môn này cho ta hiểu hơn chạy điền kinh là gì. Đây là một môn đi bộ thuộc bộ môn điền kinh, người đi bộ họ phải đi trên một con đường dài. Cơ chế của bộ môn đi bộ thể thao này là một chân hoặc cả hai chân bạn đều phải tiếp xúc với mặt đất đồng thời chân phải luôn giữ thẳng khi chân chống trước đến lúc kết thúc đạp sau. Theo quy định cuộc thi khác nhau thì đi bộ thể thao có thể đi theo thời gian hoặc có thể đi theo cự ly.

Vậy đi bộ có to chân không chắc hẳn sẽ là thắc mắc của nhiều người quan tâm đến các bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Okachi sẽ trả lời nghi vấn này ngay cho bạn.

2.5. Các môn phối hợp

Khái niệm chạy điền kinh là gì có nghĩa gì với các môn phối hợp. Các môn phối hợp nghĩa là nhiều môn được phối hợp trong cuộc thi đấu và được đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu. Các hình thức kết hợp phổ biến nhất hiện nay là:

- 10 môn phối hợp nam gồm chạy 1500m, ném lao, nhảy sào, ném đĩa, chạy 110m rào, chạy 400m, nhảy cao, đẩy tạ, nhảy xa, chạy 100m.

- 7 môn phối hợp nữ gồm chạy 800m rào, nhảy xa, ném lao, nhảy cao, chạy 200m, đẩy tạ, chạy 100m rào.

Vậy là ta đã tìm hiểu xong 10 môn phối hợp của nam gồm những nội dung nào7 môn phối hợp nữ gồm những môn nào.

3. Các giải vô địch điền kinh

Các giải vô địch điền kinh

Hiện nay, để khuyến khích bộ môn này phát triển cũng như thu hút được nhiều người tham gia, trên thế giới đã tổ chức ra nhiều giải điền kinh nổi tiếng như:

3.1. Vô địch điền kinh thế giới

Vô địch điền kinh thế giới là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, giải được tổ chức hai năm một lần vào tháng 8, với 200 quốc gia và hơn 2.000 vận động viên tham gia.

3.2. Vô địch điền kinh trong nhà thế giới

Giải vô địch điền kinh được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3, đây là một cuộc thi kéo dài 3 ngày trên sân trong nhà.

3.3. Vô địch điền kinh U20 Thế giới

Vô địch điền kinh U20 thế giới là giải thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Giải vô địch điền kinh thế giới U20 quy tụ rất nhiều vận động viên trẻ từ khắp nơi trên thế giới, có khoảng 180 liên đoàn quốc gia và có hơn 2.200 vận động viên tham gia.

3.4. Cúp châu lục điền kinh trên thế giới

Cúp châu lục điền kinh thế giới là giải được tổ chức bốn năm một lần trong 3 ngày vào tháng 9. Nó không phải là một trò chơi cá nhân mà là một trò chơi đồng đội. Cúp châu lục điền kinh thế giới có sự tham dự của các đại diện châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi.

4.  Cách chạy điền kinh không mệt

Cách chạy điền kinh không mệt

Chạy điền kinh nhanh mà không mệt là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: tốc độ, sức mạnh và kỹ thuật (tư thế chạy). Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cách chạy điền kinh nhanh mà không mệt.

4.1. Tốc độ

Tốc độ chạy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chạy điền kinh. Vì thế mà có nhiều bạn chạy rất nhanh trên đường dài để giành chiến thắng nhưng lại bỏ cuộc giữa chừng vì mệt mỏi, vì kiệt sức, vì chấn thương hoặc vì lý do chủ quan và khách quan khác.

Tốc độ là lúc bắt đầu buổi chạy nên chạy chậm vừa phải, không chạy quá nhanh để cơ thể thích nghi với cường độ chạy, sau đó tăng tốc nhanh dần lên sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

4.2. Kỹ thuật (tư thế chạy)

Tư thế chạy điền kinh không đúng cách sẽ khiến bạn nhanh mệt và dễ nản chí, ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng căng cơ, thậm chí là gây ra chấn thương.

Tư thế cách chạy điền kinh được các chuyên gia và bác sĩ khuyên là:

- Đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng và phải tập trung về phía trước, khuỷu tay thu gọn đánh về phía trước và ôm sát vào cơ thể.

- Đầu gối gập tự nhiên không gấp quá cao đồng thời cột sống giữ ổn định theo trục đường thẳng, trọng tâm hơi ngả về phía trước.

- Chân bước độ dài vừa phải và nên đáp bằng một nửa chân phần phía trước để hạn chế nguy cơ bị chấn thương. Chỉ tiếp xúc với đất bằng nửa bàn chân sẽ giúp thời gian nhấc chân của bạn được giảm đi một nửa.

4.3. Sức mạnh (thể lực)

Nếu như kĩ thuật được xem là cốt lõi của tốc độ thì thể lực chính là năng lượng. Một số bài tập khởi động sẽ giúp thể lực tăng cường một cách nhanh nhất. Trước khi chạy điền kinh, bạn cần thực hiện các bước khởi động cơ thể bằng các động tác như xoay hông, vặn cổ chân, vặn người, chạy bước nhỏ tại chỗ, chạy nâng cao đùi... Các động tác khởi động đó sẽ có tác dụng giúp cơ thể bạn ấm nóng lên và có thể tránh được những chấn thương trong lúc chạy.

5. Một số lưu ý khi chạy điền kinh

Một số lưu ý khi chạy điền kinh

Chạy điền kinh thường xuyên có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật. Vậy để chạy điền kinh, chạy trên máy chạy bộ cao cấp hay các hình thức thể thao khác mang lại hiệu quả tối đa, lưu ý khi chạy điền kinh là gì, dưới đây là một số điểm cần lưu ý:

- Cần khởi động các kỹ thuật chạy điền kinh trước khi chạy.

- Chọn trang phục thoải mái và mang giày đúng với kích cỡ, loại vải có tính kháng khuẩn, kháng mùi.

- Ăn uống đủ chất, không để cơ thể quá đói hoặc quá no và cung cấp đủ nước. Nếu bạn đang trong quá trình chạy để giảm béo, thì hãy lên kế hoạch thực đơn cho người chạy bộ giảm cân mỗi tuần, mỗi tháng để hiệu quả giảm cân tốt nhất.

- Phải biết giữ nhịp tim ở mức độ phù hợp bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

- Sau khi chạy xong chúng ta hãy từ từ giảm tốc độ và chuyển dần sang động tác đi bộ.

Trên đây là toàn bộ nội dung bộ môn chạy điền kinh là gì cũng như những giải điền kinh nổi tiếng. Hy vọng các bạn đọc xong sẽ có thêm cho mình những kiến thức về bộ môn này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Okachi theo số hotline 19006810 để được giải đáp nhanh chóng và miễn phí.

Tham khảo thêm các dòng máy chạy bộ đa năng cao cấp cảu Okachi tại:

Xem thêm các bài viết khác:

Thế nào là chạy tiếp sức tìm hiểu cách chạy và TÁC DỤNG
Chạy nước rút là gì và cách chạy đúng cách để TĂNG chiều cao

Chạy việt dã là gì và nó có giống chạy điền kinh không

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow