Sai lầm với máy chạy bộ khi TẬP LUYỆN cần tránh
- 1. Sai lầm với máy tập chạy bộ khi để bụng đói
- 2. Không bổ sung nước cho cơ thể
- 3. Chạy bộ trên máy quá sức
- 4. Thời gian chạy bộ không phù hợp với sức khỏe
- 5. Sai tư thế khi tập luyện với máy tập chạy
- 6. Không khởi động kỹ trước khi tập với máy tập chạy bộ
- 7. Tăng tốc độ máy chạy quá đột ngột
- 8. Không có kế hoạch mục tiêu khi chạy bộ
- 9. Sử dụng máy tập chạy bộ chưa phù hợp với cơ thể
- 10. Chưa sử dụng hết các tính năng
- 11. Giày chạy bộ trên máy không phù hợp
Sai lầm với máy chạy bộ không những khiến bạn không đạt được hiệu quả tốt nhất khi tập luyện mà ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến cơ thể, tạo trải nghiệm tệ khi chạy bộ trên máy. Vậy đâu là những lỗi sai phổ biến nhất bạn có thể mắc phải? OKACHI sẽ chia sẻ cho bạn ngay bài viết dưới đây.
1. Sai lầm với máy tập chạy bộ khi để bụng đói
Sai lầm với máy chạy bộ lớn nhất là để bụng rỗng khi chạy. Đây là một lỗi sai vô cùng tai hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Để bụng đói tập chạy với máy sẽ khiến cho cơ thể của bạn thiếu năng lượng, mệt mỏi và tụt đường huyết.
Theo các chuyên gia, bạn nên ăn nhẹ khoảng 30 - 60 phút trước khi tập để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, sữa chua, ngũ cốc, yến mạch,...
2. Không bổ sung nước cho cơ thể
Trong quá trình tập luyện nếu bạn không bổ sung đủ nước, bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và nghiêm trọng hơn là ngất xỉu. Do đó bạn cần phải uống đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung nước bằng các loại đồ uống điện giải khác.
3. Chạy bộ trên máy quá sức
Chạy quá sức là một trong những sai lầm phổ biến khi tập luyện với máy đi bộ cần tránh. Bạn muốn đạt được hiệu quả nhanh chóng nên thường lao vào tập luyện mà bỏ quên những tín hiệu của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi khi mệt, tránh quá sức tránh những chấn thương làm giảm hiệu suất tập luyện của mình.
4. Thời gian chạy bộ không phù hợp với sức khỏe
Nên chạy bộ bao nhiêu phút mỗi ngày là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bạn không nên tập trên máy trong thời gian quá lâu. Nên cân đối thời gian luyện tập cho phù hợp với mục tiêu và sức khỏe của bạn. Để đảm bảo chắc chắn, bạn có thể xin ý kiến từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia để biết được thời gian tập phù hợp với bản thân.
5. Sai tư thế khi tập luyện với máy tập chạy
Sai tư thế tập luyện là một trong những lỗi thường gặp khi chạy trên máy chạy bộ điện. Sai tư thế không chỉ khiến cho bạn tập chạy với máy không hiệu quả mà còn ảnh hưởng lên xương khớp và cơ bắp dẫn đến đau nhức và chấn thương.
Một số lỗi sai tư thế khi chạy bộ bạn có thể bắt gặp như:
Chạy khom người: Tư thế này có thể gây áp lực lên lưng và cổ, dẫn đến đau nhức và khó chịu.
Nhìn xuống chân: Việc này khiến bạn mất thăng bằng và dễ vấp ngã.
Bước sải quá dài: Bước sải quá dài có thể gây áp lực lên khớp gối và hông, dẫn đến chấn thương.
Bạn cần khắc phục những tư thế sai này để mang lại hiệu quả luyện tập cao hơn. Một số gợi ý tư thế chạy hữu ích mà bạn có thể áp dụng khi rèn luyện đó là
Thả lỏng vai và giữ thẳng lưng. Khi chạy hơi nghiêng người về phía trước, mắt luôn nhìn thẳng, không nhìn xuống chân
Kết hợp đánh tay song song với cơ thể
Hít sâu thở đều, hít vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng.
6. Không khởi động kỹ trước khi tập với máy tập chạy bộ
Sai lầm khi tập với máy tập chạy bộ thường gặp nhất là không khởi động trước khi chạy bộ. Việc này có thể khiến bạn bị trật khớp hoặc bị chuột rút trong khi tập luyện. Để cơ thể thích nghi nhanh, hãy khởi động trước khi chạy trên máy từ 25 - 30 phút với các bài tập khởi động cơ bản như chạy nâng cao đùi, đứng lên - ngồi xuống, ép dọc - ép ngang.
7. Tăng tốc độ máy chạy quá đột ngột
Tăng tốc độ máy tập đột ngột là lỗi sai bạn hay gặp phải nhất. Nhiều người quan niệm chạy trên máy phải thật nhanh mới giảm được mỡ thừa, săn chắc cơ. Tuy nhiên nếu bạn chưa làm quen với tốc độ của máy tập chạy bộ thì đây có thể là sai lầm dẫn đến chấn thương không mong muốn. Nên tập làm quen với tốc độ và tăng dần theo từng mức độ.
8. Không có kế hoạch mục tiêu khi chạy bộ
Không đặt ra kế hoạch mục tiêu ngay từ đầu thì quá trình luyện tập của bạn có thể không đạt hiệu quả như mong đợi. Nếu bạn mua máy tập chạy bộ để giảm cân nhưng không phân chia thời gian tập hợp lý thì mục tiêu có dáng đẹp của bạn còn rất xa.
Do đó bạn cần có kế hoạch cụ thể và kết hợp các bài tập trên máy chạy bộ phù hợp để nâng cao hiệu quả luyện tập và đạt được đúng mục tiêu.
9. Sử dụng máy tập chạy bộ chưa phù hợp với cơ thể
Máy tập chạy tại nhà có thể phù hợp với đa số mọi người nhưng bạn phải chọn được loại máy có chức năng phù hợp với nhu cầu tập luyện:
Người thừa cân muốn mua máy tập chạy bộ cần chú ý đến công suất và khả năng chịu tải.
Người cao tuổi khi mua máy đi bộ phải chọn các mẫu máy có chế độ tập phù hợp, công suất vừa phải, các thao tác sử dụng đơn giản.
10. Chưa sử dụng hết các tính năng
Một sai lầm khác khi sử dụng là mua máy có quá nhiều chức năng nhưng sử dụng không hết các chức năng. Bạn cần đa dạng các bài tập để đạt được hiệu quả, đốt calo tốt nhất cho cơ thể và đỡ nhàm chán. Hiện nay một số máy tập chạy bộ có các tính năng như điều chỉnh độ nghiêng giúp mô phỏng việc chạy bộ lên dốc để giúp người tập tác động lên các nhóm cơ khác.
Nếu bạn chưa biết cách sử dụng máy tập chạy có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ để biết cách sử dụng hiệu quả nhé!
11. Giày chạy bộ trên máy không phù hợp
Sử dụng giày chạy bộ không có đệm lót tốt có thể khiến bạn bị đau chân và khó chịu. Nếu bạn đi giày không dành cho máy tập chạy bộ, nó sẽ không có khả năng hỗ trợ và bảo vệ chân dẫn đến nguy cơ chấn thương cao hơn. Nên đầu tư một đôi giày đi bộ để tăng sự êm ái, thoải mái cho đôi chân của bạn.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những sai lầm với máy chạy bộ phổ biến mà bạn có thể mắc phải. Hy vọng với những chia sẻ của OKACHI sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai này. Đừng quên ghé thăm giỏ hàng để nhận những ưu đãi khi mua máy đi bộ điện.
Bài viết liên quan: