Bí quyết cách làm máy chạy bộ tại nhà đơn giản
Bạn đã biết cách làm máy chạy bộ tại nhà chưa? Liệu nó có khó như bạn tưởng? Đọc bài viết dưới đây để có thể tự làm một chiếc máy tập thể dục đi bộ tại nhà cho gia đình nhé!
1. Tự chế máy tập chạy bộ tại nhà có cần thiết không?
Việc làm máy đi bộ tại nhà có thể mang lại một số lợi ích nhất định tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng đi kèm với một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Ưu điểm:
So với việc mua máy chạy bộ ở các cửa hàng thương mại thì chi phí bỏ ra để tự làm máy tập chạy bộ tại nhà lại rẻ hơn rất nhiều, điều này rất phù hợp với những đối tượng có ngân sách thấp.
Khi tự thiết kế bạn có thể làm kiểu dáng, kích cỡ và độ dốc phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân, tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi tập luyện.
Nhược điểm:
Việc tự chế có thể gây nguy hiểm nếu bạn không có đủ kinh nghiệm hay kỹ thuật, dẫn đến có thể gây ra tai nạn trong quá trình sử dụng. Bởi vì việc này đòi hỏi phải hiểu rõ cách làm máy chạy bộ tại nhà và nguyên lý hoạt động của nó.
Thời gian làm sẽ tốn khá nhiều thời gian để nghiên cứu, thiết kế và thi công hoàn chỉnh.
Do đây tự làm nên về hiệu năng chắc chắn sẽ không bằng các máy thương mại do thiếu các tính năng hiện đại.
2. Tất tần tật cách làm máy đi bộ tại nhà
Có rất nhiều cách làm máy tập chạy bộ tại nhà, tùy mức độ dễ và phức tạp khác nhau. Nhưng đừng lo, với hướng dẫn dưới đây bạn có thể bắt tay vào làm ngay cho mình một chiếc máy.
2.1. Để làm máy chạy bộ tại nhà cần những gì?
Các thanh gỗ (thích,thông,...) hoặc ống thép kích thước tùy theo thiết kế và kích thước người sử dụng
Vòng bi lăn: 4-6 cái loại chịu tải tốt
Đinh vít, ốc vít: Kích thước phù hợp với vật liệu khung
Keo dán gỗ hoặc keo epoxy: Dùng để cố định các mối ghép
Các dụng cụ khác như: máy cưa, máy hàn, búa, thước đo, súng bắn keo
Lưu ý nên lựa chọn nguyên vật liệu có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.
2.2. Các bước làm máy tập chạy bộ tại chỗ chi tiết
2.2.1. Chế tạo phần khung sườn
Xác định kích thước máy chạy bộ phù hợp với diện tích ngôi nhà và kích thước người sử dụng. Sau đó vẽ bản chi tiết khung máy, bao gồm các thông số kỹ thuật như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, vị trí các bộ phận. Chọn loại gỗ hay ống thép phù hợp với khả năng chịu tải độ bền và cắt theo bản vẽ đã thiết kế. Tiếp đến lắp ráp khung máy bằng đinh vít, ốc vít hoặc hàn sau đó dùng các loại keo để cố định mối ghép để đảm bảo khung máy chắc chắn nhất. Đây là bước khó khăn nhất trong những cách làm máy đi bộ tại nhà nên cần phải làm cẩn thận và chính xác nhất.
2.2.2. Lắp đặt bàn chạy cho máy
Đo và cắt các đoạn ống PVC sao cho vừa khít với chiều rộng giữa hai thanh khung gỗ của thảm chạy. Tiếp đó lắp vòng bi lăn vào mỗi đầu ống cùng với một thanh đinh dài để đảm bảo vòng bi lăn vừa khít với kích thước bên trong lòng ống. Sau khi lắp xong, kiểm tra xem ống có lăn đều trên vòng bi hay không. Lặp lại quy trình này với các ống còn lại để hoàn thiện mặt bàn chạy cho máy.
2.2.3. Thiết kế thảm
Đầu tiên chọn loại thảm có độ bám tốt hoặc tấm vải có kích thước phù hợp để trải lên bàn chạy. Gắn thảm chạy vào khung máy bằng keo dán,đinh vít hoặc khâu hai đầu của tấm vải để tạo thành thảm chạy.
2.2.4. Hoàn thiện
Lắp đặt các bộ phận lại với nhau và có thể sơn hoặc trang trí tùy theo sở thích.
2.2.5. Kiểm tra hoạt động của máy
Hãy chạy thử máy ở tốc độ chậm để kiểm tra độ ổn định và mượt mà để đảm bảo tất cả bộ phận hoạt động trơn tru và an toàn trước khi đưa vào sử dụng luyện tập.
3. Hướng dẫn sử dụng máy đi bộ tự chế tại nhà
Trước khi sử dụng: Kiểm tra độ an toàn để đảm bảo rằng máy được lắp ráp chắc chắn, các bộ phận hoạt động trơn tru. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề nào phải dừng ngay để kiểm tra, tránh có nguy hiểm xảy ra ngoài ý muốn trong xuyên suốt quá trình tập luyện. Nên nhớ dành từ 5 đến 10 phút để thực hiện các động tác khởi động trước khi chạy bộ.
Khi sử dụng: Hãy bắt đầu từ từ với tốc độ chậm và tăng dần theo thời gian để cơ thể có thể làm quen và thích nghi. Hãy lưu ý tư thế lúc chạy đó là lưng giữ thẳng, mắt luôn nhìn về phía trước và thả lỏng vai và hông. Luôn luôn uống nước đều đặn để tránh mất nước trong quá trình tập luyện
Sau khi sử dụng: Để cho cơ thể hạ nhiệt từ 5 đến 10 phút, thả lỏng cơ bắp bằng các động tác nhẹ nhàng, giãn cơ,... Sau đó vệ sinh máy, lau chùi máy chạy để giữ vệ sinh và đảm bảo độ bền.
Vậy là qua bài viết này, các bạn đã biết được cách làm máy chạy bộ tại nhà hiệu quả. Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có phù hợp để tự làm máy đi bộ hay không, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc mua máy tập chạy bộ tại Okachi để bảo đảm chất lượng và an toàn.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Chạy trên máy chạy bộ có giảm mỡ bụng không?
Bài viết liên quan: