Trang chủ/Tin tức/Cẩm nang Okachi/Tại sao chạy bộ bị đau bắp chân cách giảm đau KỊP THỜI

Tại sao chạy bộ bị đau bắp chân cách giảm đau KỊP THỜI

Đối với những bạn thường xuyên rèn luyện thể thao, đặc biệt là chạy bộ thì hiện tượng chạy bộ bị đau bắp chân là một vấn đề khá phổ biến. Vậy nguyên nhân là tại sao và nên làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng theo chân Okachi Luxury để tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi trên.

1. Tại sao chạy bộ lại đau bắp chân?

Tại sao chạy bộ lại đau bắp chân?

Trên thực tế, việc bị đau bắp chân sau khi tập thể dục nói chung và sau khi chạy bộ nói riêng đều xuất phát từ vấn đề: khi hoạt động thể thao, các cơ của chân bị kéo dãn quá mức chịu đựng bình thường nên dẫn tới hiện tượng sưng viêm, đau nhức cơ hoặc thậm chí là rách cơ, vỡ mạch máu khiến cho quá trình vận chuyển oxy đến vùng chân bị tắc nghẽn. Vì vậy, mới chạy bộ bị đau chân các bạn sẽ cảm nhận cơn đau liên tục, kéo dài với một số biểu hiện trên da như: sưng đỏ, bầm tím.

2. Những phương pháp phục hồi cơ bắp chân sau khi chạy

Hiện nay có rất nhiều cách giảm đau bắp chân khi chạy bộ. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Các bạn nên tham khảo ngay một số biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế tình trạng đau bắp chân sau khi chạy bộ đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia y tế hàng đầu dưới đây

2.1. Xây dựng kế hoạch chạy bộ đều đặn

Xây dựng kế hoạch chạy bộ đều đặn

Một trong những cách chạy không bị đau chân được rất nhiều vận động viên lựa chọn đó chính là xây dựng kế hoạch đều đặn hằng tuần, bao gồm cả lịch chạy bộ giảm cân trong 1 tuần, tập luyện thể thao và giờ giấc nghỉ ngơi cụ thể. Dựa trên sở thích, mục đích của từng đối tượng khác nhau, các bạn có thể tập từ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày với tần suất khoảng 3 - 5 lần/ tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể hình thành thói quen, không bị lười biếng cũng như giúp cho các cơ bắp ở chân được giãn nở và làm quen với việc phải thường xuyên hoạt động, làm giảm hiện tượng chạy bộ bị đau bắp chân.

2.2. Chườm đá hoặc chườm nóng mỗi ngày

Nếu các bạn bị căng cơ bắp chân khi chạy bộ, hãy nhanh tay chườm đá lên các vị trí bị đau để làm giảm thân nhiệt của cơ thể. Đồng thời, giúp cho các mô và cơ bắp được làm dịu, ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng.

Ngoài ra, mọi người cũng nên ngâm chân trong nước đá sau khi chạy từ 10 đến 15 phút để làm giảm mỏi bắp chân khi chạy bộ, kích thích quá trình tuần hoàn máu và tạo được sự thoải mái.

2.3. Nghỉ ngơi sau khi chạy

Để làm giảm tình trạng chạy bộ đau bắp chân cũng như điều hòa nhịp tim, huyết áp và hồi phục năng lượng thì chúng ta nên nghỉ ngơi ngay sau khi chạy xong. Thay vì nằm dài trên đất hoặc trực tiếp ngồi xuống sàn, dừng hết tất cả mọi hoạt động thì mọi người nên tiến hành thực hiện một số động tác nhẹ nhàng như cử động cổ, vai gáy để không thay đổi môi trường đột ngột khiến cơ thể mất cân bằng.

2.4. Bổ sung đủ lượng nước

Bổ sung đủ lượng nước

Uống nước khi chạy bộ là một phương pháp rất hiệu quả có rất nhiều công dụng như: hạ nhiệt độ cơ thể, cung cấp năng lượng, giảm đau bắp chân khi chạy bộ. Tuyệt đối không được uống một lượng nước quá lớn để giải khát, các bạn nên uống nước một cách từ tốn với dung tích khoảng 500ml để giúp cơ thể hấp thụ chậm rãi, tránh bị trướng bụng, khó chịu và buồn nôn.

2.5. Xoa bóp bắp chân

Dù khi chạy bị đau bắp chân hay không thì chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp xoa bóp, massage cơ thể sau khi hoạt động thể thao để kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa đau cơ, nhức mỏi và giải tỏa tâm lý. Từ đó, mọi người không chỉ hạn chế những tình huống chạy bộ bị đau bắp chân mà còn sở hữu một tinh thần rất lạc quan, thư thái. Không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật, các bạn chỉ cần dùng 10 đầu ngón tay liên tục ma sát nhẹ nhàng với bắp chân trong khoảng 15 - 20 phút là đã thành công.

2.6. Thực hiện giãn cơ sau khi chạy bộ

Thực hiện giãn cơ sau khi chạy bộ

Thực hiện giãn cơ sau khi chạy bộ là một cách chạy bộ không bị đau bắp chân rất hữu dụng. Đồng thời, các động tác này còn giúp các khớp xương trở nên linh hoạt, dẻo dai và uyển chuyển hơn.

Bước 1: Đặt chân phải hướng ra phía trước khoảng hai bước.

Bước 2: Duỗi thẳng chân trái phía sau, chân phải gập lại tạo thành một góc khoảng 30 độ, đầu nhìn thẳng về phía trước kết hợp cùng hai tay thả lỏng hoặc để lên đầu gối bên phải.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây và tiến hành tương tự đối với phần chân còn lại.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể giãn cơ bằng một số bài tập vận động nhẹ nhàng như xoay hông, gập cổ, xoay cổ chân.

2.7. Chế độ ăn hợp lý

Dĩ nhiên chế độ ăn hợp lý sẽ là một phương diện tuyệt đối không được bỏ qua nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, phục hồi tổn thương và cải thiện sức khỏe. Các bạn nên xây dựng một thực đơn cho người chạy bộ giảm cân ăn sau buổi tập từ 20 - 30 phút với các loại thực healthy, lành mạnh như rau củ, trái cây. Hạn chế không sử dụng những đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.

3. Hướng dẫn chạy bộ đúng tư thế, đúng kỹ thuật

Hướng dẫn chạy bộ đúng tư thế, đúng kỹ thuật

Xét về tư thế chạy bộ, mọi người cần phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu sau để thực hiện chạy bộ đúng cách:

  • Đầu bắt buộc phải nhìn thẳng, hướng về phía trước trong suốt quá trình chạy kết hợp cùng phần vai thả lỏng để có thể quan sát được tất cả mọi thứ ở xung quanh, tránh bị té ngã do các chướng ngại vật.
  • Thông thường, ở giai đoạn cuối của chạy bộ, các bạn rất dễ bị kiệt sức, mệt mỏi nên thường vung tay, vung chân, chạy loạng choạng rất nguy hiểm. Mọi người nên giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình chạy bộ, khi quá mệt thì có thể giảm tốc độ.

Xét về kỹ thuật chạy bộ, mọi người nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khởi động thật kỹ, làm nóng các bộ phận của cơ thể với các bài tập đơn giản.

Bước 2: Xuất phát.

  • Phần tay không được vung liên tục vì sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, không thể kiểm soát được nhịp thở. Mọi người nên co tay một góc 90 độ đặt sát hông.
  • Tuyệt đối không co chân quá cao vì sẽ gây mất ổn định khiến lực tác động không đều lên chân, dẫn đến tình trạng chạy bộ bị đau bắp chân.
  • Tiếp xúc với mặt đất bằng lòng bàn chân trước tiên, sau đó mới đến phần mũi chân để lực có thể trải đều, hạn chế chấn thương.

Bước 3:Hoàn tất quá trình chạy bộ

  • Vận động nhẹ nhàng, không được phép nằm xuống hoặc ngồi yên.
  • Uống nước lấy lại sức.

Hy vọng rằng sau khi tham khảo xong bài viết từ Okachi, các bạn đã có thể lưu lại được những tips hay, bổ ích để có thể hỗ trợ cải thiện vấn đề chạy bộ bị đau bắp chân. Chúc mọi người thành công. Bất kỳ thắc mắc nào liên hệ 19006810 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bạn có thể luyện tập sức khỏe với các loại thiết bị máy tập chạy bộ đa năng hỗ trợ giảm thiểu các chấn thương, đau bắp chân, thoải mái về không gian và thời gian hơn.

Xem thêm các mẫu máy chạy bộ đa năng tại:

Tham khảo các bài viết khác:

Tại sao chạy bộ bị ngứa chân và cách khắc phục
Tại sao chạy bộ bị đau ống đồng nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả 

Bị đau bụng khi chạy bộ

Yêu thíchChat ZaloMessenger