Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Tin tức về Máy Chạy Bộ/TÁC HẠI của chạy bộ quá nhiều quá sức và KHÔNG đúng cách

TÁC HẠI của chạy bộ quá nhiều quá sức và KHÔNG đúng cách

Chạy bộ là phương pháp tập luyện được nhiều người lựa chọn giúp nâng cao sức khỏe, sức bền. Tuy nhiên, việc chạy bộ quá nhiều, không đúng phương pháp sẽ gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Nội dung sau đây, Okachi Nhật Bản sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tác hại của chạy bộ cũng như những vấn đề cần lưu ý khi chạy bộ.

1. Những tác hại của chạy bộ quá sức

Những tác hại của chạy bộ quá sức

Chạy bộ mang đến nhiều lợi ích, nhưng với một số trường hợp phương pháp tập luyện này lại mang đến những tác hại. Vậy chạy bộ có tác hại gì? Những ảnh hưởng không tốt của chạy bộ với sức khỏe cụ thể là:

1.1. Tác động đến tuổi thọ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc chạy bộ quá nhiều có thể khiến cho tuổi thọ giảm hơn so với những người chạy bộ một cách khoa học. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, những người chạy bộ nhiều hơn 4 giờ/tuần có khả năng gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất. Tác hại của chạy bộ quá nhiều gây ra nhiều bất lợi với sức khỏe, khiến cho cơ thể mệt mỏi, tình trạng này gây nguy cơ tử vong cao.

1.2. Tổn hại đến cơ, xương

Chạy nhanh trong thời gian dài, quá sức sẽ khiến cho axit lactic tăng cao trong cơ, điều này khiến cho cơ mỏi mệt. Lâu dần, chất này tích tụ sẽ đầu độc phần cơ, khiến cơ bắp bị bào mòn, không thể phục hồi lại như ban đầu dẫn đến mất khối lượng cơ. Tác hại của việc chạy bộ quá sức còn ảnh hưởng không tốt đến hệ xương do việc chịu áp lực lớn khi cơ thể chuyển động.

1.3. Dễ xảy ra chấn thương

Chạy bộ là bộ môn vận động với cường độ cao, tác động lên toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu như lựa chọn địa hình hay trang phục không phù hợp có thể gây ra chấn thương khớp háng, khớp gối, chấn thương đau cổ chân khi chạy bộ, bong gân thậm chí có thể gây gãy xương. Đặc biệt, những người đang có sẵn chấn thương, người cao tuổi có thể càng khiến chấn thương trầm trọng hơn và khó có thể phục hồi được gây bởi các tác hại của chạy bộ gây nên.

1.4. Ảnh hưởng đến tim mạch

Nếu như tập luyện chạy bộ với mức cường độ vừa phải sẽ là cách giúp cho cơ thể được hỗ trợ rất tốt, nhưng nếu như tập luyện quá sức có thể dễ khiến cho tim rối loạn, đập nhanh… do không kịp cung cấp đủ lượng oxy và máu, gây ra tình trạng đột quỵ. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định việc chạy bộ mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên không được lạm dụng quá mức để tránh những tác hại của chạy bộ,

2. Những người không nên chạy bộ

Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với việc chạy bộ, những người không nên chạy bộ đó là:

2.1. Người có tiền sử mắc bệnh tim

Người có tiền sử mắc bệnh tim

Những người có tiền sử mắc bệnh tim như có cơn đau tức tim trong 2 tháng trở lại hay làm việc nhẹ, tập luyện nhẹ nhàng cũng thở dốc không nên chạy bộ. Tác hại chạy bộ đối với những đối tượng này có thể đó là các biến cố về tim mạch khi tăng cường độ tập luyện, khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu, tim đập nhanh, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

2.2. Người có chấn thương về xương khớp

Chấn thương tại vùng xương khớp luôn để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe dù là ở độ tuổi nào. Khi chạy bộ, các khớp gối đều hoạt động với cường độ cao, chịu áp lực lớn khi các cơ hoạt động. Những người đã có tiền sử chấn thương có thể khiến các khớp xương quá tải khiến cho chấn thương càng trở nên nặng hơn, nguy cơ không thể phục hồi.

2.3. Người lớn tuổi

Người lớn tuổi

Một số người cho rằng bất cứ đối tượng nào, ở mọi lứa tuổi đều có thể chạy bộ. Tuy nhiên, những người cao tuổi không phù hợp với bộ môn này. Với những người trên 60 tuổi, tác hại của chạy bộ với người cao tuổi sẽ khiến cho đôi chân đã yếu lại càng chịu thêm áp lực lớn. Sự lão hóa của hệ thống cơ bắp, dây chằng khiến cơ thể không còn đàn hồi, do đó những cử động vừa nhanh vừa mạnh có thể khiến cơ thể tổn thương các cơ bắp, lâu ngày ảnh hưởng không tốt đến khớp và xương. Với người cao tuổi, lựa chọn tốt nhất đó là đi bộ với cường độ 30-45 phút đồng thời cần có sự khởi động khoa học. Nếu như có các biểu hiện đau khớp, có tiếng lục khục khi hoạt động… nên dừng tập luyện và đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

2.4. Người bị thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm có tác dụng giúp cơ thể giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động. Do đó, khi chạy bộ các áp lực và trọng lượng sẽ dồn vào chân vào thắt lưng, gây ra tình trạng căng thẳng đến đĩa đệm. Chính vì thế, tác hại của chạy bộ là càng làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất, tránh tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

3. Một số biện pháp phòng tránh tác hại của việc chạy bộ

Để tăng lợi ích và làm giảm tác hại của chạy bộ đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

3.1. Chạy với tốc độ vừa phải

Việc chạy bộ quá sức với tốc độ nhanh sẽ khiến bạn nhanh đuối sức, khiến cho cơ thể không kịp thích nghi. Máu và oxy không kịp cung cấp ảnh hưởng lớn đến tim mạch. Các chuyên gia khuyên rằng, với những người bình thường nên tập luyện vừa sức với bản thân, xây dựng tần suất tập luyện từ 3 - 4 buổi chạy/một tuần.

Chỉ có bạn mới thực sự hiểu rõ sức khỏe của mình, do đó hãy tự lên lịch chạy bộ giảm cân trong 1 tuần và xây dựng kế hoạch, quãng đường, tốc độ chạy cho mình. Ban đầu, bạn nên chạy chậm với quãng đường ngắn rồi theo sự thích ứng của cơ thể, cùng với sự nghỉ ngơi phục hồi khoa học để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

3.2. Áp dụng đúng tư thế, kỹ thuật khi chạy

Áp dụng đúng tư thế, kỹ thuật khi chạy

Tư thế chạy bộ đúng cách, chính xác, đúng kỹ thuật sẽ giúp tiết kiệm sức lực, đồng thời tránh được những chấn thương, các tác hại của chạy bộ đáng tiếc có thể xảy ra. Bạn hãy nhìn thẳng, tiếp đất giữa bàn chân, mũi chân hướng về phía trước, cánh tay thả lỏng ngang hông và uốn cong 90 độ. Luôn giữ tư thế thẳng đứng, không cúi, ngước lên hay ngả nghiêng. Nếu như không thể giữ vững tư thế, bạn có thể giảm tốc độ, nghỉ ngơi để phục hồi. Khi chạy, nên đánh tay nhẹ nhàng từ trước ra sau, không dùng sức bật chạy quá cao so với mặt đất.

3.3. Kết hợp với những môn thể thao khác

Để làm giảm tác hại của việc chạy bộ, bạn cũng nên kết hợp cùng với những môn thể thao khác. Nếu như sức khỏe của bạn không đảm bảo, bạn có thể chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,... bên cạnh đó bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… cũng là những bộ môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe rất tốt. Việc thay đổi và kết hợp sẽ giúp cơ thể linh hoạt, thích ứng hợp lý.

3.4. Luôn khởi động trước khi chạy

Luôn khởi động trước khi chạy

Khởi động là nguyên tắc trước khi bạn tập luyện bất cứ môn thể thao nào. Trung bình, chỉ mất khoảng từ 5-10 phút để thực hiện các bài tập khởi động giúp cho các khớp tay, khớp chân thích nghi và phù hợp hơn khi tập luyện với cường độ cao. Khi mới chạy, bạn cũng nên lưu ý chạy với tốc độ vừa phải và tăng tốc dần dần tùy theo thể trạng để tránh các tác hại của chạy bộ.

3.5. Lựa chọn khu vực chạy phù hợp

Bên cạnh những yếu tố trên, để tránh tác hại của việc chạy bộ bạn nên chọn những khu vực có địa hình bằng phẳng, thuận lợi, quang đãng. Điều này sẽ giúp giảm chấn thương và tạo cảm giác dễ chịu mỗi khi tập luyện. Bạn có thể lựa chọn công viên, sân tập thể dục… hoặc sử dụng máy đi bộ.

Hiện nay, càng nhiều người thích tập luyện cùng máy tập chạy bộ, giúp bạn có được không gian tập luyện tối ưu, tránh được nắng mưa, chủ động thời gian… Bên cạnh đó, sử dụng máy đi bộ giúp hiển thị rõ những thông số về thời gian, calo tiêu thụ, nhịp tim, quãng đường…giúp bạn điều chỉnh bài tập cardio với máy chạy bộ phù hợp, hạn chế chấn thương.

Đến với đơn vị Okachi, chuyên cung cấp máy chạy bộ nhập khẩu, uy tín, chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Những sản phẩm của chúng tôi, dễ dàng thao tác, đảm bảo tối ưu và an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể an tâm và tin tưởng lựa chọn những sản phẩm tại cửa hàng.

Qua những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của chạy bộ. Qua đó, bạn có sự điều chỉnh và phòng tránh, giúp việc tập luyện hiệu quả. Nếu như có nhu cầu mua máy tập chạy bộ chính hãng, đừng quên liên hệ đến Okachi Việt Nam để nhận tư vấn và báo giá chính xác nhất.

Xem thêm các bài viết khác:

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow