Vị trí các huyệt vùng vai gáy: Cách giảm đau HIỆU QUẢ
Vị trí các huyệt vùng vai gáy có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, bởi khi ấn các huyệt này mang lại tác dụng giảm đau và thư giãn cơ bắp. Nếu bạn muốn tìm hiểu chính xác vị trí các huyệt vùng vai gáy trên cơ thể để chăm sóc sức khỏe tại nhà một cách an toàn và hiệu quả, bài viết này của Okachi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích. Bên cạnh việc xác định vị trí các huyệt, chúng tôi còn chia sẻ các phương pháp massage cổ vai gáy tại các huyệt để giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Cùng khám phá ngay!
Có bao nhiêu huyệt vùng vai gáy?
Vị trí các huyệt vùng vai gáy bao gồm 7 điểm huyệt quan trọng, phân bổ ở các khu vực đặc biệt trên cơ thể. Vùng vai gáy là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và cơ bắp, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt và sức khỏe của cơ thể. Trong y học cổ truyền, xác định chính xác vị trí các huyệt vai gáy là điều cần thiết để áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả đối với các triệu chứng như đau nhức, căng cơ và tê bì.
Các huyệt tại vùng vai gáy có tác dụng như sau:
Giảm đau: Giúp giảm các cơn đau nhức ở vùng cổ, vai và gáy, đặc biệt là đối với những người gặp phải tình trạng đau mỏi thường xuyên.
Cải thiện lưu thông khí huyết: Bấm huyệt kích thích sự tuần hoàn máu, giúp giảm căng cứng cơ bắp và cải thiện khả năng vận động.
Giảm căng thẳng: Thư giãn cơ bắp và hỗ trợ giảm stress, giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn.
Điều trị các bệnh lý liên quan: Một số huyệt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm phế quản, đau dạ dày, và vẹo cổ.
Vị trí các huyệt, cách xoa bóp và tác dụng
Vùng vai gáy có nhiều huyệt vị có tác dụng khác nhau vì thế mà có những cách xoa bóp riêng. Dưới đây là thông tin về các huyệt đạo:
Huyệt Phong Trì
Vị trí: Nằm vùng cổ gáy, ở hõm trong của điểm lõm sau đầu, hai huyệt nằm đối diện nhau qua đốt sống cổ, rất gần huyệt Thiên Trụ.
Cách xoa bóp:
- Huyệt Phong Trì là một trong các tử huyệt nên cần hết sức cẩn trọng.
- Thả lỏng cơ thể, dùng 2 ngón tay bấm vào huyệt, day theo chiều kim đồng hồ 1-3 phút.
- Nếu cảm giác hơi căng tức lan ra vùng mắt thì giữ 5-7 giây, sau đó thả lỏng dần.
Tác dụng của huyệt này là thông nhĩ, loại trừ phong tà, các bệnh liên quan đến đau đầu, đau mỏi cổ, vai yếu. Mặt khác, tác động lên huyệt này còn có thể trị các bệnh về mắt hay bệnh liên quan đến dây thần kinh số 7.
Huyệt Kiên Tỉnh
Vị trí: Nằm ở vị trí lõm trên vai, tại điểm cao nhất ở đầu ngoài xương đòn. Cụ thể, huyệt này nằm giữa mỏm gai của đốt sống cổ số 7 và chỗ lõm trên mỏm cùng vai.
Cách xoa bóp:
- Dùng tay đối diện với vai cần bấm huyệt, sử dụng ngón tay giữa và ngón trỏ để day nhẹ quanh huyệt khoảng 7 lần.
- Tăng dần lực từ nhẹ đến mạnh và ấn sâu vào huyệt.
- Nếu cảm thấy đau nhức lan ra khắp bả vai, giữ nguyên tay trong khoảng 5 giây, sau đó nhấc tay lên và lặp lại động tác 3 lần nữa. Tương tự, thực hiện với vai còn lại.
Tác dụng giúp giảm đau đầu, co cứng khớp và cơ vùng bả vai và cổ, có thể cải thiện tình trạng nhồi máu não, bướu cổ, giảm chứng bại liệt do phong hàn. Với phụ nữ mang thai, khi bấm huyệt Kiên Tỉnh có thể sinh đẻ dễ dàng hơn, hạn chế tắc tia sữa sau khi sinh.
Huyệt Thiên Trụ
Vị trí: nằm ở khu vực phía sau gáy, ngay dưới hộp sọ, dọc theo hai cơ cổ, có hai vị trí đối xứng nhau.
Cách xoa bóp: Dùng ngón tay hoặc hai ngón tay để ấn vào huyệt, lực vừa phải, day và ấn nhẹ nhàng khoảng 1-2 phút.
Tác dụng: giảm bệnh lý về đau sau đầu, đau cổ vai gáy, viêm thanh quản, điều trị chứng mất ngủ.
Huyệt Đại Chùy
Vị trí: Nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ 7.
Cách xoa bóp:
- Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để ấn vào huyệt, với lực vừa phải, giữ nguyên vị trí khoảng 1-2 phút.
- Sau khi ấn, xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ khoảng 9 vòng, lặp lại từ 5-7 phút.
Tác dụng: Giảm các triệu chứng như đau đầu, cứng cổ, căng cứng vùng lưng hay các bệnh liên quan đến phế quản, sốt rét, cảm cúm,…
Huyệt A Thị
Vị trí: Huyệt này không có vị trí nhất định, có thể nằm trong hay trên đường kinh mạch. Khi thực hiện day ấn, xoa, bóp trên cơ thể, chạm vào chỗ nào mà bạn thấy đau thì đó chính là A Thị huyệt.
Cách xoa bóp:
- Bạn ấn nhẹ lên vùng cổ, vai, gáy để xác định vị trí đau nhất.
- Dùng ngón tay day nhẹ rồi mạnh dần theo chiều kim đồng hồ trong thời gian 2-3 phút để bấm huyệt.
- Tăng độ day mạnh dần cho đến khi cảm thấy không thể chịu nổi thì giảm nhẹ lực dần.
Tác dụng: chữa đau vai gáy, điều trị các bệnh lý liên quan đến đau nhức cục bộ, giúp thông kinh, hoạt lạc, máu huyết được lưu thông dễ dàng.
Tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách chữa đau cổ vai gáy bên trái nhanh chóng giúp bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Huyệt Kiên Trung Du
Vị trí: Ngang cột sống cổ 7 (C7), cách đường giữa sống lưng 2 thốn.
Cách xoa bóp:
- Dùng đầu ngón tay cái hoặc một ngón tay khác để ấn nhẹ lên huyệt.
- Bắt đầu ấn nhẹ nhàng, sau đó tăng dần áp lực tùy theo cảm nhận của bạn khoảng 30 giây đến 1 phút.
- Thực hiện động tác này từ 3-5 lần, có thể kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng quanh vùng vai để thư giãn cơ bắp.
Tác dụng: giúp trị đau vai, đau lưng, đau cứng cổ, giảm hen suyễn, viêm phế quản.
Huyệt Phong Môn
Vị trí: nằm ở ngay mỏm gai đốt sống lưng số 2, đo ngang ra khoảng 1.5 thốn.
Cách xoa bóp:
- Day từ từ vào huyệt vị theo chiều kim đồng hồ.
- Sau đó tăng dần lực và day, bấm huyệt vai gáy cho đến khi cảm thấy hơi tức vùng ngực thì dừng lại.
Tác dụng: phòng tránh gió độc, thanh lọc cơ thể, điều hoà khí huyết, có thể trị khỏi được các chứng cảm mạo, đau mỏi lưng hay cổ vai gáy.
Khám phá massage huyệt đạo và tác dụng để cải thiện sức khỏe.
Lưu ý khi bấm huyệt vùng vai gáy tại nhà
Để thực hiện bấm huyệt vùng vai gáy tại nhà hiệu quả, ngoài việc nắm chắc các kỹ thuật để xác định vị trí các huyệt vùng vai gáy thì bạn cần chú ý thêm một số nguyên tắc sau:
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi bắt đầu, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo bạn nắm vững kiến thức và kỹ thuật bấm huyệt, tránh tự thực hiện khi chưa hiểu rõ.
Xác định vị trí huyệt chính xác: Trước khi bấm huyệt, bạn cần nắm rõ vị trí của các huyệt giúp chữa đau vai gáy để đạt được hiệu quả tối ưu.
Dùng lực vừa phải: Sử dụng lực nhẹ nhàng, tránh ấn mạnh để không làm tổn thương các mô mềm và cơ bắp xung quanh.
Chọn không gian phù hợp: Thực hiện bấm huyệt ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng mạnh. Đảm bảo tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái.
Thời gian thực hiện: Nên thực hiện vào buổi tối sau một ngày làm việc mệt mỏi, tránh bấm huyệt ngay sau khi ăn no hoặc khi cơ thể quá mệt
Thời gian xoa bóp: Mỗi vị trí huyệt nên được xoa bóp trong khoảng 1-3 phút. Tổng thời gian xoa bóp cho toàn bộ vùng vai gáy từ 15-20 phút là hợp lý.
Tần suất thực hiện: Nên thực hiện bấm huyệt 2-3 lần mỗi tuần để duy trì hiệu quả.
Tránh vùng da tổn thương: Không bấm huyệt lên vùng da bị lở loét, viêm nhiễm hoặc có vết thương hở..
Lưu ý đối tượng đặc biệt: Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người có bệnh lý nền cẩn thận trọng khi thực hiện bấm huyệt.
Kết hợp các phương pháp khác: Bạn có thể kết hợp bài tập giãn cơ vùng cổ vai gáy để tăng cường hiệu quả giảm đau. Đồng thời, điều chỉnh tư thế ngồi và nằm hợp lý để tránh căng thẳng và mỏi cơ.
Vị trí các huyệt vùng vai gáy đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các cơn đau nhức và tê bì tay thông qua các kỹ thuật bấm huyệt trong y học cổ truyền. Bài viết không chỉ hướng dẫn cách xoa bóp để giảm đau cổ vai gáy mà còn cung cấp những lưu ý cần thiết khi thực hiện phương pháp bấm huyệt tại nhà. Hy vọng rằng thông tin từ bài viết của Okachi sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khám phá dụng cụ massage cổ vai gáy không dùng điện dùng tại nhà vô cùng tiện ích.
Bài viết liên quan: