7 cách dùng lá lốt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian an toàn được áp dụng và lưu truyền lâu đời qua rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt về cơ xương khớp, khắc phục chứng đau cổ vai gáy hiệu quả. Cùng Okachi tìm hiểu các cách kết hợp nguyên liệu đơn giản và những lưu ý khi sử dụng lá lốt điều trị đau vai gáy bạn nhé. Xem ngay.
Lý do nên chữa trị đau vai gáy bằng lá lốt
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là một phương pháp Đông y hiệu quả, dễ thực hiện, mang lại nhiều lợi ích, sau đây là những lý do bạn nên sử dụng:
Thành phần tự nhiên và an toàn
Lá lốt (Piper sarmentosum) có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên như flavonoid và alkaloid, có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn. Đây là lựa chọn an toàn hơn so với thuốc Tây, đặc biệt phù hợp cho những người nhạy cảm với tác dụng phụ của dược phẩm.
Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động
Theo y học cổ truyền, tính nóng ấm của lá lốt giúp thư giãn cơ, giảm co cứng và cải thiện khả năng vận động khi dùng để chườm hoặc xoa bóp tại vùng vai gáy.
Tiện lợi và tiết kiệm chi phí
Lá lốt là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm, với cách chế biến đơn giản, cho phép bạn tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này tiết kiệm thời gian và chi phí, rất phù hợp cho người bận rộn.
Ít tác dụng phụ nghiêm trọng
Sử dụng lá lốt giảm đau an toàn và ít nguy cơ gây tác dụng phụ so với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, vì hiệu quả thường chậm hơn thuốc Tây, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để đạt kết quả tốt nhất.
Đau cổ vai gáy có nguy hiểm không? Cùng khám phá câu trả lời.
7 cách chữa trị đau vai gáy hiệu quả
Cách chữa trị đau vai gáy hiệu quả khi bạn kết hợp các nguyên liệu sau đây:
Đắp lá lốt tươi
Công dụng: Các hoạt chất từ thảo dược thẩm thấu tốt dưới da giúp vùng vai gáy được cải thiện cơn đau nhanh chóng. Cách này phù hợp với các cơn đau ở mức độ nhẹ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 300g lá lốt tươi.
- Đem rửa sạch với nước muối khoảng 10 phút, rửa nhiều lần rồi để ráo.
- Cho lá lốt vào cối và giã nát, sau đó đắp lên vùng vai gáy bị đau
- Thời gian đắp khoảng 15 phút.
- Sau khi đắp, massage thêm vài phút để giảm đau và giãn cơ tốt hơn.
Chườm lá lốt và muối biển
Công dụng: Muối biển có tác dụng sát trùng và giúp các vị thuốc đi vào kinh mạch giúp giảm đau hiệu quả. Nhiệt độ từ thuốc khi được rang nóng giúp thư giãn gân cơ, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường lưu thông máu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá lốt tươi và 400g muối hột.
- Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng, để ráo, giã nhỏ ra
- Bắc chảo lên bếp, cho muối vào rang nóng cùng lá lốt trên lửa nhỏ.
- Cho hỗn hợp vào khăn sạch rồi gói lại, chườm lên cùng bị đau mỏi trong khoảng 20 phút.
- Chú ý nhiệt độ và lăn đều tay để tránh quá nóng gây bỏng da.
- Thực hiện 3 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Xoa bóp rượu ngâm rễ lá lốt
Công dụng: Tính ấm nóng của lá lốt và rượu giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn và giải phóng sự trì trệ. Bài thuốc hiệu quả tức thì, các cơn đau và căng cơ cổ vai gáy được giảm dần sau khi thực hiện massage, cải thiện vận động . Lưu ý chỉ áp dụng cách chữa với những cơn đau nhẹ, không nên sử dụng phương pháp này khi da bạn quá mỏng, có bệnh về da liễu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g rễ cây lá lốt khô và khoảng 1,5 lít rượu gạo
- Ngâm rễ cây với rượu thời gian 1 tháng.
- Xoa đều rượu lên vùng vai gáy, thực hiện các động tác xoa bóp để rượu rễ lá lốt thẩm thấu đều vào da.
- Lau sạch da sau khi mát xa.
Chườm lá lốt với ngải cứu
Công dụng: Ngải cứu có các hoạt chất dược tính cao như Thujone, Sitosterol, Atemose… có tác dụng giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa các phản ứng viêm. Kết hợp ngải cứu, lá lốt và giấm gạo mang lại hiệu quả tốt giúp giảm đau và thư giãn gân cơ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 250g lá lốt tươi, 250g ngải cứu tươi và một ít giấm gạo.
- Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo.
- Giã dập hai nguyên liệu, cho giấm vào đảo đều
- Sao lên cho nóng hỗn hợp rồi bọc lại trong khăn sạch.
- Chườm hỗn hợp lên vùng đau vai gáy trong khoảng 20 phút.
- Thực hiện 2 lần/ngày để đỡ đau từng ngày.
Uống nước sắc lá lốt
Công dụng: Uống nước sắc lá lốt phát huy tốt tác dụng trong trường hợp bị đau vai gáy có nguyên nhân từ các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cổ. Giúp giảm đau, đả thông kinh mạch và cải thiện sự tuần hoàn máu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm khoảng 20-30g lá lốt tươi hoặc 8-12g lá khô khoảng , rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho lá lốt vào nồi đun với khoảng 500ml nước, đun đến khi sắc lại còn chỉ khoảng 1 chén nước.
- Thực hiện uống khoảng 10 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chế biến món ăn từ lá lốt
Công dụng: Lá lốt không chỉ hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp mà khi kết hợp chế biến thành các món ăn thì còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp bạn bồi bổ cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chả lá lốt: Ướp gia vị vừa ăn vào thịt nạc xay và lá lốt băm nhỏ, có thể thêm tiêu, hành. Sau đó đặt phần thịt lên lá lốt cuốn lại. Chiên khoảng 10 phút cho đến khi thịt chín kỹ.
- Thịt bò xào lá lốt: Chuẩn bị 200g thịt bò và 1 năm lá lốt tươi. Thịt bò thái mỏng ướp gia vị vừa ăn. Lá lốt rửa sạch thái sợi. Bắc chảo nóng, cho dầu vào rồi xào thịt bò gần chín thì cho lá lốt vào. Đảo cho chín đều là dùng được.
Sử dụng máy massage cổ vai gáy
Công dụng: Máy massage vai gáy mô phỏng bàn tay người giúp làm giảm mỏi đau nhức tức thì, cơ bắp được thư giãn, khớp cơ cũng sẽ được thả lỏng. Từ đó mà các dây thần kinh quanh vùng vai gáy được kích thích, bạn sẽ cảm nhận cơn đau nhức được xoa dịu.
Cách thực hiện:
- Đặt máy lên vùng vai gáy đang đau nhức.
- Nhấn khởi động máy, chọn các chế độ, cường độ massage kết hợp với nhiệt để giảm đau nhanh chóng.
- Chọn thời gian xoa bóp và thư giãn để máy thực hiện chương trình massage.
Hiện nay có nhiều các thiết bị chăm sóc sức khỏe bạn có thể tham khảo và khám phá bảng giá máy massage vai cổ gáy 2025 tại OKACHI.
Lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Chọn nguyên liệu sạch: Sử dụng lá lốt được trồng tự nhiên, không tồn dư hóa chất để đảm bảo an toàn.
Vệ sinh kỹ lưỡng: Ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng và rửa sạch, do lá lốt thường bám đất cát, giun sán và ký sinh trùng.
Tránh sử dụng trong một số trường hợp:
- Người bị nóng trong, nhiệt miệng hoặc táo bón nên hạn chế, vì lá lốt có tính nóng, dễ làm tình trạng nặng hơn.
- Phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý, vì lá lốt có thể gây mất sữa.
Phát hiện dị ứng: Nếu xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, nổi mẩn ngứa, cần ngưng sử dụng ngay và tìm đến bác sĩ nếu triệu chứng nặng hơn.
Kiên trì áp dụng: Lá lốt có tác dụng chậm do thành phần tự nhiên, cần sử dụng đều đặn và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, cùng việc tập luyện thể chất hàng ngày để tăng hiệu quả.
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là phương pháp trị liệu từ thiên nhiên vô cùng an toàn mà bạn có thể dễ dàng áp dụng thực hiện tại nhà để cải thiện cơn đau nhức. Các cách chữa trị kết hợp với nguyên liệu gần gũi nhưng lại mang đến hiệu quả vượt bậc. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp bạn có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc từ những nguyên nhân trong sinh hoạt hằng ngày, không thể thay thế các giải pháp điều trị y tế mà bác sĩ chỉ định. Bạn hãy chọn lọc cách chữa trị phù hợp để cải thiện cơn đau và nâng cao chất lượng cuộc sống nhé. Liên hệ ngay Okachi về các vấn đề bạn đang gặp phải, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc để bạn luôn khỏe mạnh.
Khám phá cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây nhanh chóng và hiệu quả tại nhà.
Bài viết liên quan: