Mẹo dân gian chữa đau vai gáy AN TOÀN, dễ áp dụng
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy tận dụng các dược liệu thiên nhiên quen thuộc, mang đến hiệu quả giảm đau an toàn, không gây tác dụng phụ, và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng thực hiện các bài thuốc này ngay tại nhà bất cứ lúc nào. Cùng Okachi khám phá những cách chữa trị đơn giản giúp đánh bay cơn đau nhanh chóng nhé! Xem ngay.
Dấu hiệu bạn cần chữa đau vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời. Cơn đau có thể xuất hiện theo từng cơn ngắn hoặc kéo dài dai dẳng, khiến nhiều người chủ quan dẫn đến các biến chứng nặng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn cần can thiệp chữa trị:
- Đau kéo dài hơn một tuần: Cơn đau không cải thiện sau một tuần có thể là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi: Dù đã nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động nhưng cơn đau vẫn tiếp tục, đây là dấu hiệu cần được khám sớm.
- Triệu chứng đi kèm bất thường: Cơn đau kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoặc sốt có thể là dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn máu hoặc viêm nhiễm.
- Tê cứng và cảm giác cứng nhắc vùng vai gáy: Vùng vai gáy cứng nhắc, khó chịu ngay cả khi chạm vào, cho thấy tình trạng cơ hoặc dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Tê hoặc yếu ở tay: Đau lan xuống bả vai, cánh tay hoặc các ngón tay, gây tê mỏi hoặc yếu cơ, có khả năng do chèn ép dây thần kinh.
- Đau dữ dội sau chấn thương: Cơn đau xuất hiện sau chấn thương vùng cổ vai gáy có thể là dấu hiệu tổn thương nặng, cần khám ngay để tránh biến chứng.
- Hạn chế khả năng vận động: Khó xoay cổ, cúi ngửa, hoặc đau khi hắt hơi, ho, cho thấy cột sống cổ hoặc cơ vùng vai gáy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
9 Mẹo dân gian chữa đau vai gáy đơn giản
Đau vai gáy gây khó chịu và hạn chế vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Ngoài các phương pháp y học hiện đại, bạn có thể tận dụng nguyên liệu tự nhiên để chữa đau vai gáy tại nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian được nhiều người áp dụng:
Giảm đau vai gáy bằng lá lốt
Lá lốt là cây thuốc Nam phổ biến, chứa tinh dầu và alkaloid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chườm lên vùng đau nhức: Rửa sạch 200g lá lốt, giã nhỏ, sao với muối hột. Gói vào khăn và chườm lên vùng đau, chú ý nhiệt độ vừa phải.
- Xoa bóp: Ngâm 200g rễ lá lốt khô với rượu trong 1 tháng. Dùng rượu xoa bóp vùng vai gáy hàng ngày.
- Nấu nước uống từ lá lốt: Đun sôi 10-15 lá lốt trong nước, uống 2-3 tách mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm 7 cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt tại nhà nhanh chóng và hiệu quả.
Giảm đau bằng ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, giảm đau và kháng viêm hiệu quả, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa đau nhức vai gáy.
Cách thực hiện:
- Chườm nóng: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi giã nát. Sao nóng ngải cứu với muối, gói vào khăn và chườm lên vùng đau trong 15-20 phút.
- Chườm lạnh: Sơ chế sạch khoảng 1 nắm lá ngải cứu, đun sôi lá với 300ml nước và một chút muối. Để nguội rồi cho vào túi vải, cho đá lạnh vào túi. Tiến hành chườm lên vùng bị đau khoảng 5-10 phút. Sau đó lau sạch và bôi lớp kem dưỡng để tránh tổn thương do bỏng lạnh.
- Uống nước lá ngải cứu: Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó cắt nhỏ, xay nhuyễn với nước lọc và chắt lấy nước cốt để uống. Thực hiện mỗi ngày một lần.
Giã gừng đắp giảm đau
Gừng tươi là một vị thuốc quen thuộc trong đông y nằm trong nhóm giải biểu, phát tán phong hàn mang tác dụng ôn ấm, thông kinh hoạt lạc. Bên cạnh đó, tinh chất zingibain dồi dào trong củ gừng khi đi vào cơ thể sẽ làm dịu các cơn đau nhanh chóng, thư giãn các cơ và cải thiện sự co cứng.
Cách thực hiện:
- Củ gừng còn nguyên vỏ đem rửa sạch
- Giã nát và thêm chút muối hột vào.
- Đắp hỗn hợp một lớp mỏng lên vùng vai gáy, dùng miếng gạc y tế đắp lên trên, lấy khăn quấn cố định lại.
- Thời gian đắp 20-30 phút/lần, mỗi 2 ngày đắp một lần.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm rượu gừng để xoa bóp:
- Chuẩn bị 1kg gừng rửa sạch, sau đó đem giã nát.
- Cho 2 lít rượu trắng vào ngâm với gừng ít nhất 3 ngày.
- Dùng rượu gừng để thực hiện các động tác xoa bóp giúp giảm đau vai gáy hiệu quả.
Giảm đau bằng hạt gấc
Hạt gấc trong y học cổ truyền có những tên gọi khác như mộc thiết, mộc tiết tử... Là vị thuốc có vị đắng, tính ôn và hơi độc có tác dụng trong kinh can và đại tràng. Các hoạt chất có trong nhân hạt gấc theo nghiên cứu gồm có: xenlulozơ, lipit, invedaxa… có tác dụng giảm đau nhức, sưng tấy, viêm. Vì vậy, hạt gấc được sử dụng trong những bài thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 50g hạt gấc chín, lột lớp màng ngoài rồi phơi khô.
- Nướng hạt gấc hoặc sao trên chảo cho đến khi có mùi thơm.
- Để nguội và giã nát.
- Cho khoảng 2 lít rượu trắng trên 40 độ và ngâm trong khoảng 1 tuần.
- Sau đó dùng rượu xoa bóp vùng vai gáy bị đau 2-3 lần/ngày.
Chữa đau vai gáy bằng mật ong và bột quế
Mật ong có các dưỡng chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, bột quế có hàm lượng Cinnamaldehyde có tác dụng đẩy lùi cảm giác đau nhức do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau sẽ làm tăng tính hiệu quả chữa đau vai gáy.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước nóng, cho lần lượt bột quế và mật ong vào khuấy đều cho tan.
- Uống ngay khi còn ấm, tránh để nguội sẽ giảm hiệu quả
- Thực hiện uống đều đặn 2 lần/ngày.
Cỏ trinh nữ trị đau vai gáy
Cỏ trinh nữ hay tên gọi khác là cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, hơi se mang tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
Cách thực hiện:
- 30g rễ cây trinh nữ đem rửa sạch, để ráo
- Thái mỏng rễ và đem tẩm với rượu
- Sao thuốc trên chảo cho vàng rồi đem nấu với 400ml, canh nấu sắc lại.
- Chia thuốc thành 2 lần uống sau khi ăn.
Dùng hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua
Một trong những mẹo dân gian chữa đau vai gáy khác được nhiều người áp dụng thành công là hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua. Hành khô với phèn chua đem đến tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau và kết hợp chung với hàm lượng vitamin C có trong cam giúp cải thiện nhanh chóng cơn đau vai gáy của bạn.
Cách thực hiện:
- Cam tươi cắt bỏ phần đầu, khoét ruột bên trong một ít.
- Hành khô bóc vỏ và đập dập cho vào trong quả cam cùng một ít phèn chua.
- Nướng quả cam trên bếp than hoặc lò nướng đến khi vỏ ngoài cháy xém một chút.
- Dùng dao thái lát mỏng vừa phải, đắp lát cam còn ấm lên vùng đau nhức vai gáy
- Lau sạch vùng đắp, duy trì thực hiện 1-2 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
Xoa bóp, ấn huyệt với dầu gió
Dầu gió là sản phẩm quen thuộc mà hầu như nhà nào cũng có. Nó không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn giúp giảm đau vai gáy một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện: Bạn lấy một lượng dầu gió vừa đủ ra lòng bàn tay, xoa đều lên vùng vai gáy bị đau và mát xa nhẹ nhàng trong thời gian 10-15 phút. Động tác massage kết hợp cùng hơi ấm từ dầu gió sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, giảm hẳn cơn đau mỏi. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Ngủ đúng tư thế
Đau mỏi vai gáy thường xảy ra khi bạn nằm ngủ sai tư thế. Vì vậy, thay đổi tư thế ngủ giúp bạn cải thiện chất lượng ngủ và giảm đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy. Các tư thế ngủ đúng cách được khuyến cáo như sau:
Ngủ với tư thế nằm thẳng: thư giãn cơ bắp, tay chân thả lỏng, duỗi thẳng để giảm áp lực lên vai gáy. Lực khi đó được dàn đều lên toàn bộ cơ thể, giúp giảm đau nhức ở vai gáy.
Ngủ với tư thế nằm nghiêng bên trái: Mẹo dân gian chữa đau vai gáy chính là nằm nghiêng sang phía bên trái, để máu được lưu thông khắp cơ thể, hỗ trợ giảm đau vai gáy. Kết hợp với gối và đệm phù hợp sẽ giảm được triệu chứng đau đáng kể.
Tìm hiểu thêm cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây hiệu quả ngay tại nhà.
Những lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy thường tận dụng các hoạt chất tự nhiên từ thảo dược như lá lốt, ngải cứu, gừng… để hỗ trợ giảm triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Luôn tham vấn bác sĩ để xác định phương pháp phù hợp, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng thuốc tây y.
- Kiểm tra phản ứng của cơ thể: Nếu xuất hiện dị ứng hoặc kích ứng khi dùng thảo dược, ngưng sử dụng ngay và thay thế bằng nguyên liệu phù hợp với cơ địa.
- Kiên trì sử dụng: Mẹo dân gian có tác dụng chậm hơn thuốc tây y nhưng ít gây tác dụng phụ. Kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu.
- Không thay thế hoàn toàn y học hiện đại: Các bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng trong trường hợp nhẹ. Với bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, cần gặp bác sĩ để điều trị triệt để.
- Thực hiện đúng cách: Khi chườm nóng hoặc massage, đảm bảo nhiệt độ vừa phải, không quá cao, thời gian chườm không quá 20 phút để tránh gây tổn thương da và cơ.
- Lựa chọn nguyên liệu tươi mới: Chọn thảo dược tươi, không ẩm mốc, hư hỏng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng.
- Kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh: Duy trì tư thế ngồi đúng, ngủ đủ giấc và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy sử dụng các nguyên liệu đơn giản, gần gũi và dễ thực hiện tại nhà. Không chỉ an toàn, các phương pháp này còn không gây tác dụng phụ như thuốc tây y, giúp bạn yên tâm áp dụng. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy kiên trì thực hiện đều đặn. Hy vọng bài chia sẻ từ Okachi sẽ mang đến cho bạn những mẹo hữu ích để cải thiện cơn đau vai gáy một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Bài viết liên quan: