#
#
Banner
Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Kinh Nghiệm Hay/Nhảy cao là gì có mấy GIAI ĐOẠN và mấy kiểu nhảy cao

Nhảy cao là gì có mấy GIAI ĐOẠN và mấy kiểu nhảy cao

Nhảy cao hay nhảy cao qua xà thuộc nhóm nhảy trong bộ môn điền kinh thi đấu tại hội thao lớn nhất trên toàn thế giới Olympic. Đây là một trong những môn thi đấu cực kỳ cạnh tranh, hấp dẫn, danh giá và chiếm nhiều thời gian phát sóng nhất. Thế nên việc học thêm kiến thức về môn nhảy cao là bắt buộc để người xem hiểu rõ luật cũng như các thành tích của vận động viên. Hãy tìm hiểu nhảy cao là gì trong bài viết sau của Okachi.

1. Nhảy cao là gì?

 Nhảy cao là gì?

Nhảy cao hay High Jumping là một nội dung nhảy trong môn điền kinh. Trong nhảy cao, vận động viên phải nhảy qua một thanh xà ngang ở một độ cao nhất định mà không sử dụng bất kỳ dung cụ hỗ trợ nào.

Nhảy cao là một trong những nội dung sớm nhất được đưa vào thi đấu tại các kỳ thế vận hội từ thời Hy Lạp cổ đại. Từ đó đến nay, bộ môn này đã trở thành một trong những môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới và được giảng dạy trong các trường trung học cơ sở - phổ thông và đại học ở Việt Nam.

2. Tác dụng của nhảy cao qua xà

Nhảy cao là một môn thể thao mang lại nhiều tác dụng về sức khỏe cho người tập luyện. Vậy nhảy cao có tác dụng gì? Dưới đây là một số tác dụng của nhảy cao mà Okachi tổng hợp được:

  • Nhảy cao đòi hỏi người thực hiện phải sử dụng nhiều cơ bắp để tạo ra sức đẩy, đóng góp vào việc tăng cường sức mạnh cơ bắp.

  • Nhảy cao yêu phải có độ linh hoạt và sự dẻo dai, do đó, việc tập luyện nhảy cao có thể giúp nâng cao khả năng dẻo dai của cơ thể.

  • Việc tập luyện nhảy cao giúp cải thiện khả năng cân bằng và giúp duy trì thăng bằng trong các động tác nhảy.

  • Nhảy cao là một hoạt động thể lực nặng, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng chịu đựng của tim.

  • Hỗ trợ tiêu hao năng lượng để giảm mỡ thừa hiệu quả.

  • Giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự tự tin và cải thiện tinh thần.

3. Kỹ thuật nhảy cao gồm mấy giai đoạn?

Sau khi đã tìm hiểu nhảy cao là gì, nhiều người thắc mắc để thực hiện môn thể thao Nhảy cao có mấy giai đoạn giai đoạn nào quan trọng nhất? Câu trả lời là nhảy cao có 4 giai đoạn đó là: giai đoạn chạy đà, giai đoạn giậm nhảy, giai đoạn vượt xà trên không và giai đoạn tiếp đất. Hãy cùng Okachi tìm hiểu chi tiết những giai đoạn của nhảy cao là gì sau đây.

3.1. Chạy đà

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình nhảy cao, khi có tiếng còi hay hiệu lệnh bắt đầu xuất phát, vận động viên sẽ chạy nhanh đúng kỹ thuật để tạo động lực giậm nhảy càng cao hơn. Thực hiện đường chạy lấy đà trong khoảng độ dài trong khoảng từ 15m - 25m theo đúng tiêu chuẩn tùy mỗi cuộc thi.

Ngoài biết giai đoạn chạy đà trong nhảy cao là gì, thì vận động viên thực hiện nên xác định mình chạy đà theo bước chẵn hay bước lẻ vì mỗi người có chân thuận để lấy đà là khác nhau.

- Đối với người lấy đà theo bước chẵn thì bước chạy đà khoảng từ 6-8 bước

- Bước lẻ thì khoảng 7-9 bước.

- Đối với nhảy cao lớp 10 hay 11 thực hiện chạy lấy đà khoảng từ 2 - 4 bước. Thực hiện chạy đà với góc nghiêng khoảng 30-40 độ. Chân thực hiện nâng qua xà trước phải nằm ngay bên phải thanh xà ngang.

Bước chạy hướng về phía xà ngang, chạy bằng cả bàn chân và tiếp đất bằng gót chân với một vận tốc ngày càng nhanh, sau đó đẩy lên tốc độ tối đa ở bước cuối cùng. Chân thực hiện đá lăn được đưa lên trước khi bật nhảy qua xà và khi tiếp đất thì đặt ở phía sau.

Đối với các môn nhảy cần chạy đà, thì 2 giai đoạn chạy đà và giậm nhảy liên quan cực kỳ chặt chẽ với nhau, một giai đoạn chạy đà tốt sẽ giúp sức cho bạn trong việc nhảy cao hơn. Do đó, các vận động viên nhảy cao còn cần phải tập luyện chạy nhanh qua các bài tập chạy hoặc máy chạy bộ. Trong đó máy chạy bộ Okachi đến từ Mỹ sẽ giúp ích cực kỳ cho bạn trong quá trình luyện tập.

Mách bạn để hỗ trợ nhảy cao có thể sử dụng máy chạy bộ điện đa năng của Okachi để luyện tập chạy lấy đà.

3.2. Giậm nhảy

Sau khi đã chạy đà ngắn, vận động viên sẽ tiếp tục với giai đoạn giậm nhảy. Giai đoạn giậm nhảy được tính từ khi đặt chân vào nơi giậm nhảy đến khi giậm chân nhảy. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao.

Trong giai đoạn này, người thực hiện sẽ đặt một chân lên vật cao, có độ cao khoảng 80-100cm. Từ tư thế đứng trên chân lăng, người thực hiện sẽ thực hiện động tác đặt chân giậm. Trong động tác này, chân giậm sẽ được đặt lên từ gót chuyển lên cả bàn chân, trong khi chân lăng vẫn còn ở trên mặt đất và không bị rời khỏi vật cao. Đồng thời, hông của người thực hiện nhảy cao qua xà sẽ hơi đẩy về phía trước để tạo lực đẩy giúp nâng cơ thể lên cao.

Hãy lưu ý rằng giai đoạn chạy đà bạn chạy càng nhanh thì lực giậm nhảy càng mạnh, sức bật càng lớn, độ bật nhảy càng cao.

3.3. Vượt xà trên không

Sau khi thực hiện giậm nhảy cao là gì, vận động viên sẽ bay lên cao để vượt qua xà và thực hiện một số điều chỉnh tư thế hay động tác để tránh va đập thanh ngang hoặc rơi không đúng kỹ thuật gây chấn thương. Điều này đặc biệt quan trọng trong những cuộc thi nhảy qua xà ngang chuyên nghiệp, nơi điểm số được tính toán rất chặt chẽ.

3.4. Tiếp đất

Khi vận động viên nhảy cao phóng qua xà thành công, giai đoạn tiếp đất là thời gian từ khi phần đầu của cơ thể chạm đệm đỡ cho đến khi cơ thể ngừng chuyển động hoàn toàn, đảm bảo được cơ thể rơi tiếp đất ở trên đệm để sẵn bên dưới xà ngang.

4. Nhảy cao gồm có mấy kiểu?

Bộ môn nhảy cao qua xà gồm có 5 kiểu bao gồm: nhảy cao kiểu bước qua, nhảy cao kiểu nằm nghiêng, nhảy cao kiểu úp bụng, nhảy cao kiểu lưng qua xà và nhảy cao kiểu cắt kéo. Sau khi đã giải đáp nhảy cao là gì và nhảy cao có mấy kiểu, sau đây là những kỹ thuật nhảy cao đã nói trên:

4.1. Kỹ thuật nhảy cao bước qua

Kỹ thuật nhảy cao bước qua

4.2. Kỹ thuật nhảy cao úp bụng

Kỹ thuật nhảy cao úp bụng

4.3. Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng

Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng

4.4. Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà

4.5. Kỹ thuật nhảy cao cắt kéo

Kỹ thuật nhảy cao cắt kéo

5. Kỷ lục nhảy cao thế giới và Việt Nam

Ngoài tìm hiểu về nhảy cao là gì, cùng Okachi điểm qua một vài kỷ lục nhảy cao của thế giới và nhảy cao kỷ lục Việt Nam.

5.1. Kỷ lục nhảy cao thế giới

 Kỷ lục nhảy cao thế giới

Hiện tại, kỷ lục nhảy cao thế giới cho nam giới là 2m45, được thiết lập bởi vận động viên Javier Sotomayor của Cuba vào ngày 23 tháng 7 năm 1993 tại Salamanca, Tây Ban Nha.

Nhảy cao kỷ lục thế giới cho phụ nữ là 2m09, được thiết lập bởi vận động viên Stefka Kostadinova của Bulgaria vào ngày 30 tháng 8 năm 1987 tại Rome, Italy.

5.2. Kỷ lục nhảy cao Việt Nam

Kỷ lục nhảy cao Việt Nam

Còn ở Việt Nam, kỷ lục nhảy cao nam giới là 2m25, được thiết lập bởi vận động viên Nguyễn Duy Bằng tại Giải Các ngôi sao châu Á năm 2004.

Kỷ lục nhảy cao cho nữ Việt Nam là 1m94, được thiết lập bởi vận động viên Bùi Thị Nhung tại giải điền kinh Thái Lan mở rộng năm 2005.

6. Luật nhảy cao mới nhất trong thi đấu

(Luật Điền kinh đã được ban hành thông qua Quyết định số 224/QĐ-UBTDTT ngày 01 tháng 03 năm 2000 do Bộ trưởng – Chủ nhiệm Uỷ ban thể dục thể thao quyết định.)

Luật nhảy cao áp dụng cho tất cả các cuộc thi nhảy cao Việt Nam và thế giới, bao gồm cả kiểu nhảy cao nằm nghiêng và kiểu bước qua. Trước khi bắt đầu, các vận động viên có thể được nhảy khởi động để làm quen với đường chạy và đo đạc.

Trong cuộc thi, trọng tài sẽ quyết định mức xà khởi đầu và mức tăng xà sau mỗi lượt nhảy. Khi chỉ còn lại một vận động viên, mức tăng xà sẽ dừng lại, và người đó sẽ là người chiến thắng. Nếu vẫn chưa có người chiến thắng, mức tăng xà sẽ là 2cm cho mỗi lần tăng, và mức tăng này sẽ được áp dụng đến khi chỉ còn lại một vận động viên, hoặc khi vận động viên đạt được mức xà cao kỷ lục thế giới.

Ngoài quan tâm nhảy cao là gì và nhảy cao có mấy giai đoạn, luật nhảy cao cũng quy định rằng vận động viên chỉ được phép giậm nhảy bằng một chân. Thời gian tối đa để thực hiện phần thi của mình là 1 phút, và nếu vận động viên nhảy hỏng 3 lần liên tiếp thì họ sẽ bị loại khỏi cuộc thi.

Mức xà mới cần được đo trước khi vận động viên thực hiện phần thi của mình, và các trọng tài sẽ đo lại mức xà sau mỗi lần nhảy để đảm bảo tính chính xác. Nếu có vận động viên cùng đạt thành tích, người chiến thắng sẽ là người vượt qua mức xà cao nhất với số lần nhảy ít nhất hoặc là người có ít lần hỏng nhất. Nếu vẫn không phân định được người chiến thắng, các vận động viên sẽ tiếp tục nhảy với mức xà cao hơn cho đến khi tìm được người chiến thắng. Nếu cả hai vận động viên đều không qua, mức xà sẽ được giảm xuống và quá trình tìm người chiến thắng sẽ được lặp lại (mỗi lần giảm 2cm).

Ngoài quan tâm nhảy cao là gì hay kỹ thuật nhảy cao có mấy kiểu, một trong những cách giúp nâng cao hiệu quả nhảy cao là luyện tập chạy bộ. Bạn có thể tập chạy cùng máy chạy bộ để tăng sức bền và sự dẻo dai cũng như hỗ trợ giai đoạn chạy đà trong nhảy cao. Bạn có thể tìm kiếm máy chạy bộ tại cửa hàng Okachi để được các chuyên viên tư vấn và chăm sóc tận tình về ưu đãi hàng tháng.

Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về lý thuyết nhảy cao là gì, nhảy cao có mấy giai đoạn, nhảy cao có mấy kiểu, nhảy cao kỷ lục thế giới - Việt Nam và Luật nhảy cao trong thi đấu. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về môn thể thao đầy hấp dẫn này. Nhảy cao không chỉ là một môn thể thao cần sức mạnh và kỹ năng, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế và sự khéo léo trong từng động tác.

Tham khảo thêm một số bài viết có liên quan:

Nhảy xa là môn gì

Chạy ma ra tông là gì

Chạy bền là môn gì

Thể dục nhịp điệu aerobic là gì

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow