Trang chủ
Close
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Trang chủ/Tin tức/Kinh Nghiệm Hay/Hướng dẫn tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm ĐÚNG CÁCH

Hướng dẫn tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm ĐÚNG CÁCH

Trằn trọc một đêm vẫn không ngủ được hay ngồi làm việc nhưng không thể tập trung vào công việc, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, cả về các vấn đề về tâm lý và cả thể chất, tất cả đều do vùng đĩa đệm đau nhức. Bài viết này Okachi Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn những tư thế thoải mái hỗ trợ giấc ngủ ngon cho bạn. Vậy hiểu biết tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm mang lại những lợi ích gì?

Biết cách nằm và ngồi như thế nào sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau và tăng chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, hoạt động với tư thế tốt có thể góp phần cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, đặc biệt với cột sống thắt lưng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các tư thế tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm trong bài viết để hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh.

1. Tư thế ngồi cho người bị thoát vị đĩa đệm

Ngồi với tư thế đúng rất quan trọng đối với người thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là đối với các nhân viên văn phòng hoặc người có tính chất công việc ngồi nhiều. Ngồi lâu có nguy cơ khiến cột sống lưng và cổ bị tổn thương, làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn. Do vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có tư thế ngồi phù hợp để giảm các tổn thương do bệnh gây ra. Okachi sẽ chia sẻ cho bạn cần điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho người thoát vị đĩa đệm như sau:

điều chỉnh tư thế ngồi thẳng

  • Thực hiện giữ lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, tư thế này có thể giúp cơ thể được hỗ trợ và chịu được sức nặng của cơ thể khi ngồi.
  • Giữa khuỷu tay của bạn ngang bằng với bàn, đặc biệt là khi làm việc với máy tính. Tư thế  này có thể giúp vai, bàn tay và cổ tay thẳng hàng khi hoạt động.
  • Giữ đầu gối ngang bằng với hông, tránh bắt chéo hai chân với nhau. Điều này có thể hạn chế tình trạng căng thẳng ở hông và lưng dưới, đặc biệt là khi ngồi trong một thời gian dài.
  • Ngoài ra, cơ thể có xu hướng ngã về phía trước khi ngồi trong một thời gian ngắn. Do đó, để duy trì tư thế ngồi khỏe mạnh, khuyên  người bệnh nên chọn ghế ngồi làm việc cho phù hợp, được thiết kế để hỗ trợ cột sống lưng. Sử dụng một chiếc ghế phù hợp có thể giữ thẳng cột sống, ngăn ngừa áp lực lên phần đĩa đệm và hạn chế các rủi ro liên quan.

dùng thêm dụng cụ hỗ trợ

Trong một số trường hợp người bệnh có thể sử dụng một chiếc đệm thắt lưng để hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ cột sống. Đệm này thường được khuyến khích sử dụng ở người cần phải ngồi trong thời gian dài mà không được sử dụng ghế phù hợp.

Nâng cao chân cho phù hợp

Tư thế ngồi đúng cho người thoát vị đĩa đệm bao gồm giữ thẳng lưng, giữ khuỷu tay ngang với mặt bàn và đặt cả hai chân chạm đất. Ngoài ra, một số người có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu kê cao chân hơn một chút. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ kê chân để cải thiện tư thế tốt hơn.

Vì lý do công việc bắt buộc bạn phải ngồi làm việc lâu, điều này không chỉ gây ra vấn đề về lưng mà còn nhiều bộ phận cơ thể liên quan khác bị ảnh hưởng.

Nên tìm hiều thêm bài viết ngồi nhiều có tốt không của OKACHI chia sẽ để tránh những căn bệnh khác phát sinh nhé!

 

2. Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm mà người bệnh nên biết

Nằm nghiêng và co gối về phía trước ngực

Còn được gọi là tư thế bào thai được xem là một trong những tư thế ngủ cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất, có thể hỗ trợ cột sống và cải thiện các triệu chứng căn bệnh.

Cụ thể, tư thế bào thai như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa xuống giường, sau đó quay nhẹ người sang một bên
  • Co đầu gối về phía ngực và nhẹ nhàng cong thân người theo 
  • Thỉnh thoảng nên đổi bên để tránh mất cân bằng cơ thể
  • Tư thế ngủ này có thể mở rộng không gian giữa các đốt sống, hạn chế tình trạng ma sát và làm giảm thiểu các cơn đau. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp các cơn đau có thời gian tự chữa lành và hồi phục các chức năng một cách tự nhiên nhất.

Nằm nghiêng với gối kê ở giữa hai chân

Khác với tư thế nằm nghiêng co gối, khi điều chỉnh tư thế nằm thoát vị đĩa đệm này, bạn cần thêm một “phụ kiện” là chiếc gối nhỏ kẹp giữa hai đầu gối. Ngoài ra, hai chân cũng chỉ có nhẹ về phía trước chứ không gập hẳn  như tư thế trên. Bên cạnh đó , bạn còn có thể sử dụng thêm gối kê lưng thoát vị đĩa đệm nhỏ ở vùng thắt lưng nhằm giữ đường cong sinh lý của cột sống. Trong trường hợp này, chiếc gối đảm nhiệm công việc nâng vùng xương hông và xương chậu, từ đó giảm bớt áp lực lên cột sống lưng.

Tại okachi có nhiều sản phẩm máy massage hồng ngoại giúm giảm đau lưng cho ngồi nhiều, sắm ngay để có một sức khoẻ tốt.

Nằm ngửa và kê gối dưới chân

Đối với một số người nằm ngủ có  thói quen nghiêng mình và thay đổi tư thế này có thể dẫn đến khó ngủ. Cách nằm cho người thoát vị đĩa đệm này có thể hỗ trợ tốt nhất cho lưng và ngăn ngừa tình trạng đau lưng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên giường.
  • Đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối để giữ cho cột sống ở trạng thái trung tính, điều này rất quan trọng để giữ đường cong ở lưng tự nhiên.
  • Người bệnh có thể đặt thêm một chiếc chăn nhỏ, cuộn lại bên dưới lưng để hỗ trợ thêm.
  • Ở tư thế này, trọng lượng cơ thể được phân bố đều và trải khắp vùng rộng nhất của cơ thể. Điều này có thể giảm bớt căng thẳng và áp lực lên các vùng đĩa đệm. Ngoài ra, tư thế này còn hỗ trợ các cơ quan nội tạng và cột sống trở nên tốt hơn.

Để hỗ trợ cho khả năng hồi phục nhanh hơn, bạn có thể tham khảo thêm: Bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm

2.4. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không

  • Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương sụn mấu khớp, đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống gây chèn ép rễ, tủy thần kinh. Người mắc bệnh thường hay đau gáy, cổ, thắt lưng, đơ cứng cổ, tê dị cảm tay, chân,...
  • Vì vậy khi có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm thì tốt nhất nên hạn chế nằm võng.
  • Trong trường hợp nằm võng tạo cảm giác thoải mái, không gây bất cứ khó chịu nào cho cơ thể thì vẫn có thể nằm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tùy theo loại võng, độ cong của võn... việc nằm võng thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng lên một số cơ quan của cơ thể, như có thể hạn chế hô hấp nếu quá gập người ra phía trước.
  • Do đó, nằm võng chỉ nên dùng cho những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa, còn ngủ dài như ngủ ban đêm thì rất không tốt vì tư thế nằm võng như vậy rất khó chịu, cơ thể bị bó hẹp với  tư thế nằm đầu cao, chân cao, ngực bị ép chặt sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, người bệnh dễ bị suy hô hấp, thiếu oxy não, làm giấc ngủ không còn có chất lượng.

3. Các tư thế nằm, ngồi người bệnh cần nên tránh

Các tư thế nằm, ngồi người bệnh cần nên tránh

  • Ngồi đè lên chân: chân bị đè quá lâu sẽ dẫn đến bị tích tụ dịch tại tĩnh mạch chân gây ra bệnh tĩnh mạch mạn tính.

  • Vắt chéo hai chân: sẽ ảnh hưởng đến khung xương chậu, lâu dần tác động đến đĩa đệm vùng thắt lưng

  • Ngồi thõng trên ghế: các cơ bắp dần trở nên nhạy cảm, dễ bị đau và dễ thoái hóa cột sống

  • Ngồi quá lâu trong một tư thế: sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch chân, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu

  • Ngồi chữ W: sẽ khiến chân co rút, khớp gối bị nới lỏng, ảnh hưởng đến dáng đi và hình dạng chân 

  • Ngồi cúi đầu nhiều: sẽ tạo áp lực lên đốt sống cổ và dễ gây thoát vị đĩa đệm

Lưu ý về tư thế nằm cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Cẩn thận khi  trở mình qua lại. Không nên xoay hoặc quay người đột ngột, đảm bảo luôn di chuyển toàn bộ cơ thể với nhau

  • Nên lựa chọn gối không quá mềm, độ đàn hồi vừa phải để lấp đầy khoảng trống giữa cổ và nệm

  • Nên thay gối sau 6 đến 12 tháng để đảm bảo chất lượng của gối

  • Chọn nệm phải phù hợp với người thoát vị đĩa đệm: nệm không quá mềm cũng  không quá cứng để không ảnh hưởng đến đường cong của cột sống

  • Có thể mang thêm các loại đai nẹp lưng, đai cố định cột sống để điều chỉnh cột sống

  • Không ngồi hay đứng dậy quá đột ngột

  • Nên đặt trọng tâm vào chân và không đặt trọng tâm vào lưng khi nâng vật nặng

Để có những giấc ngủ ngon, tư thế nằm đối với người bị thoát vị đĩa đệm rất quan trọng. Với các dòng ghế massage tại Okachi Nhật Bản, bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

 

Chỉnh đúng tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm không những có thể làm giảm đau mà còn cải thiện chất lượng cột sống. Trái lại, nếu không biết điều chỉnh tư thế nằm, ngồi hay ngủ sẽ khiến các cơn đau trở nặng thêm, gây khó chịu cho người bệnh. Một tư thế tốt có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng, mỏi cổ, bên cạnh đó còn tác động đến hệ tiêu hóa, tâm trạng, thiện được chức năng cơ, cột sống, khớp, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đứng hoặc nằm sai tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng lệch đĩa đệm và tình trạng thoát vị bị nặng hơn. Vì vậy, việc điều chỉnh tư thế nằm, ngồi hay đứng rất quan trọng đối với người bị thoát vị.

Để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn bạn nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế mát xa toàn thân để đầy lùi cơn đau một cách nhanh nhất có thể. Hãy đến OKACHI VIET NAM để được tư vấn và gợi ý những thiết bị massage có hiệu quả cho chính bạn nhé!

Mong rằng những chia sẻ của OKACHI trong bài viết “Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm” trên đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Từ đó giúp bạn cải thiện những vấn đề về thoát vị đĩa đệm, cải thiện sức khỏe bản thân và nâng cao lối sống sức khỏe khoa học.

Tham khảo các bài viết khác:

CÁCH CHỮA thoát vị đĩa đệm HIỆU QUẢ tại nhà
Bài tập thoát vị đĩa đệm đơn giản HIỆU QUẢ ngay tại nhà

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống  thắt lưng

Yoga chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Tác hại của ngồi nhiều

Xem siêu thị gần bạnXem siêu thị gần bạn
Showroom Gò Vấp
71 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Tân Bình
654 Cộng Hoà, P.13. Q. Tân Bình, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Quận 7
947A Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận, Q7, TP.HCM
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
Showroom Mỹ Tho
121 Nguyễn Thị Thập, (Quốc lộ 60), Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
8h00 - 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bản đồ đường đi
TÌM KIẾM NHIỀU
Tổng đài hỗ trợ (Miễn phí gọi)
CSKH: 0911412219 8h00- 21h00 ( Thứ 2 đến CN)
Bán Hàng: 0904662219 (8h - 21h)
Tổng đài: 18002079 (8:00 - 21:00)
Bảo hành: 19006810 (8:00 - 21:00)
Phản ánh: 0909612219 (8:00 - 22:00)
Kết nối cùng Okachi
Website cùng công ty
CALIFITFUKISiêu mua nhanh
Chấp nhận thanh toánVisaMastercardInternet BankingTiền mặt
Icon zaloChat ZaloIcon messengerMessengerIcon arrow